Người Cư Sĩ          [ Trở về
Thiện Ác

( nguoicusi@yahoo.fr )

Câu hỏi : Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện - Tuệ Minh Đức
Thiện Ác cũng là ở trong Tâm của mình - Nguyên Phước
Không có kết luận nào là rốt ráo cả  - Pháp Hiền
Làm thiện mà không biết mình làm thiện- Nguyễn Tường Bách
" siêu việt " sát sanh ? -Tuệ Minh Đức
Phải giữ giới, sau đó mới định rồi mới đến huệ được  -Tâm Đăng
Lòng mình hướng về Phật Pháp  -Trịnh Long Hải
Làm Thiện hoặc Ác thì đều gây nghiệp  -Từ Thái
Phải làm sao luôn luôn "có ý làm thiện" - Nguyên Đạo
Đánh máy lại những lời kinh = Công đức lớn - Nguyễn tường Bách
Trên phương diện Phật học, để giải thoát, mỗi ý niệm không thể đồng hóa được - Tuệ Thiện
Rốt cục, " thiện/ác " cũng là ở cái tâm của mình. - Nguyên Phước
 Thí thân cho hổ đói ăn (Kinh Hiển Ngu), khi hổ khoẻ lại cắn người khác thì sao ? - Diệu Tâm Đức
Khi hô hào trống không một cách tuyệt đối, thì hình như ai nấy cũng đồng ý  -Tuệ Minh Đức
"Can We be good, without God ?"  - Pháp Hiền
Giải quyết vấn đề chó hoang tại một nước Phật Giáo - Nguyên Khánh
Triết lý của Kant - Nguyên Phước
André Comte-Sponville , Khổng Tử - Pháp Hiền
Hãy làm cho người khác những gì mình muốn - Tâm Đăng
André Comte-Sponville - Nguyên Phước
De : Tuệ Minh Đức
Date : Mardi 24, Février 2004 10:09

Con đưòng giải thoát qua nẻo hiện tiền, chánh kiến

Một đằng : không nghĩ thiện không nghĩ ác, caí gì là bản lai diện mục tức không còn so-sánh, phê phán, nhị đế, để hoà mình, thâm nhập vơí chân như,

Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức còn nhị nguyên. Tức chánh kiến là hành thiện , hay không thiện không ác?

và nếu đi thêm một tí : thế naò là định nghiã đúng của chữ hành thiện ( rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm = biết bao nhiêu kẻ quá khích lai. tuỏng mình hành thiện ) ?

Có lẻ giống như thiền : thấy vọng không theo, nhưng lai. biết tất cả, không nhị biên phêphán nhưng không phải vô ký, tức biết phân biệt mà không dấy niệm, caí biết tự nhiên hằng tri hằng giác của ban sơ

Có lẻ giống chăn trâu : trâu còn đen thì phải ghì kéo, lúc nó trắng thì mơí thả lỏng thong-dong ... và có lẽ khi đến nơi ( nhưng ít kẻ đến nơi nói vì có lẻ cũng không có gì để noí khi đến rồi ? ) thì trâu và chăn đêù mất biến

Đã biết thế, xong vì trí tuệ còn non kém nên giữ chánh kiến không phải dể, làm sao phân biệt mà đừng chấp trước, làm sao biết xả bỏ cho đúng cách ( và khi đi tìm cho đúng cách có lẻ là sai chăng vì mong cầu ? ), làm sao hành thiện mà không nhị biên hay biên kiến, làm sao tinh tấn mà lai không mong uóc, làm sao nổ lực tiến tu mà lai. không tham... v v và v v

Xin các anh chị chỉ dạy cho

Kính

TMD

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Phước
Date : Jeudi 26, Février

Tuệ Minh Đức và các bạn thân mến,

Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi TMĐ đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.

Chúng ta nhiều khi đứùng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật : một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng " thượng căn ", và đặt nặng vào trí tuệ. Nói một cách giản lược, một bên lấy " diệt khổ " làm cứu cánh, theo con đường vạch ra bởi các Bộ Kinh (Nikaya) của đạo Phật Nguyên thủy; một bên lấy " tuệ giác " làm cứu cánh, theo tinh thần Bát Nhã (Prajna-paramita) của Thiền tông.

Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện, như TMĐ đã đặt lên câu hỏi ? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sựï vật... Phải chăng một bên hướng về tục đế, là sự thật tương đối của cuộc đời, liên quan tới cách xử thế giữa những con người và với cả các sinh vật, với thiên nhiên; và một bên hướng về chân đế, là một sự thật không thể nào diễn tả được, một sự thật như như, sự thật trong sự thật ?

Thật ra, tôi có cảm tưởng đạo Phật trong căn bản không phải là một triết lý mô phạm, một hệ thống luân lý, chỉ dậy cho con người phải làm cái này, không làm cái nọ, thiện như thế này, ác như thế nọ. Giới là để giúp định, định là để giúp tuệ. Tự nó giới không có nghĩa lý gì, chấp chặt vào nó còn là một chướng ngại cản trở việc tu hành (giới cấm thủ).

Ngay cả hai từ " thiện " và " ác " cũng không có trong đạo Phật nguồn gốc, mà là những chữ mượn tiếng Trung Hoa để dịch hai từ Pali " kusala " và " akusala ". " Kusala " gồm các ý muốn gây nên nghiệp tốt (kamma-cetana), đi cùng với 3 căn tốt là không tham (alobha), không sân (adosa) và không si (amoha). Ngược lại, " akusala " gồm các ý muốn gây nên nghiệp xấu, đi cùng với 3 căn xấu là tham (lobha), sân (dosa) và si (moha). Như vậy thì những điều " thiện " là những nhân tốt đưa tới những quả tốt, lìa phiền não, diệt khổ đau, và những điều " bất thiện " là những nhân xấu đưa tới những quả xấu, phiền não, khổ đau. " Thiện " hay " ác " là tính chất của những gì đưa tới hạnh phúc hay khổ đau. Con người muốn chọn hạnh phúc hay khổ đau, chỉ cần hành thiện hay hành ác. Do đó, một trong những lời kinh quen thuộc nhất đối với người Phật tử là " Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy " (Kinh Pháp Cú, Dhammapada 183).

Mọi việc như vậy đã có vẻ sáng sủa và giản dị.

Hỡi ôi, cuộc đời không đơn giản, bởi vì chính con người không đơn giản. Triết gia Pháp Montaigne đã có câu : " Giữa thiệnác, chỉ có một nửa vòng xoáy ốc ", tức là một đường tơ, kẽ tóc. Có một số điều thiện hay ác thật là phân minh, rõ ràng, nhưng cũng có một số điều thiện hay ác không rõ rệt chút nào, tùy theo hoàn cảnh, xã hội mà thay đổi trắng đen. Chẳng hạn như khi nhìn thấy cảnh tượng một con báo đuổi rượt một con nai, thì chúng ta lấy làm thương hại con nai và cầu mong cho con nai chạy thoát khỏi. Ta có thể lấy súng ra bắn con báo và cứu con nai, và như vậy làm việc thiện đối với con nai và cả gia đình nó. Nhưng làm như vậy cũng là làm việc ác đối với con báo, bởi vì nó sẽ chết hoặc bị thương và sẽ để đàn con nó chết đói. Trong một cuộc chiến tranh cũng vậy, đứng bên này chiến tuyến là người anh em, thiện hữu, bên kia chiến tuyến là kẻ địch, ác đảng. Chỉ cần thay đổi bên chiến tuyến, là thiện-ác thay đổi bên, và làm quay mũi súng.

Lại nữa, một việc thiện mình làm chắc gì đâu đã là một việc thiện ? Đó có thể là một việc thiện đối với mình, nhưng không phải việc thiện đối với người nhận. Có thể một việc thiện ngày hôm nay sẽ trở thành một điều ác ngày mai, chỉ có thời gian mới cho biết rõ.

Mình cũng phải tự hỏi rằng làm việc thiện đó là cho mình hay cho người ? Nếu là để được tiếng khen, được biết ơn, được mát mẻ trong lòng hay để " lương tâm bớt cù ", thì đó còn phải là việc thiện hay không ? Hành thiện đúng ra thì phải theo tinh thần " vô ngã ", mà đã " vô ngã " rồi, thì không còn người cho, không còn người nhận, không còn người hành thiện nữa.

Cuối cùng, thiện - ác cũng là ở trong tâm của mình, chứ không ở nơi đâu xa lạ. Trong mình có Phật tính, nhưng cũng có Ma vương. Chừng nào chưa hiểu được điều đó, thì mình vẫn chưa hiểu mình (hãy nhớ câu gnothi seauton của Socrate), vẫn còn vật lộn với chính mình, vẫn còn phân chia ra cái đầu và cái bụng...

Alan W. Watts, trong cuốn The Wisdom of Insecurity, có nhấn mạnh vào điều đó. Con người giống như con rắn mù Ouroboros luôn luôn tìm cách cắn chiếc đuôi của mình. Đó là một vòng luẩn quẩn nó chỉ thoát ra khỏi được khi sáng mắt ra, và ý thức được một cách rõ rệt rằng đầu và đuôi là một, thuộc vào một cơ thể đồng nhất. Ảo tưởng đầu và đuôi tách rời nhau, là do chính cái đầu tạo nên. Khi chúng ta dự kiến làm việc thiện, mà không làm được, đó là tại vì chúng ta tạo dựng nên ảo tưởng " thiện ", ảo tưởng " tương lai ", rốt cục chỉ là những vọng niệm không hơn không kém. Mộng mị về điều thiện cũng là mộng mị, chứ chẳng cứ là phải mơ tưởng tới điều bất thiện. Mong cầu giác ngộ, giải thoát cũng là vọng niệm, nghĩ đến việc phải làm, nghĩ đến tương lai cũng là vọng niệm. (TMĐ có nhớ câu " vô trí, diệc vô đắc... vô sở đắc cố... viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn " trong Bát nhã Tâm kinh không ?)

Một trong những ám ảnh dai dẳng của người hành giả là sự an ninh. Chúng ta sợ sự bấp bênh, nên muốn tìm một cái gì vững chắc, một chiếc kim chỉ nam, một bàn thạch để mà dựa lên, bám víu vào đó. Nhưng càng bám víu vào, lại càng cảm thấy nó trơn tuột, càng chới với giữa dòng nước chẩy xiết, càng vùng vẫy lại càng cảm thấy chìm xuống nhanh. Chỉ có cách là bình tĩnh buông thả mình, nương theo dòng nước, rồi mới dần dần xáp lại bờ. Cuộc đời vốn là vô thường, không có gì là vững chắc, phải chịu là như vậy. Nếu đợi cho biển cả lặng im rồi mới nhổ neo, thì e rằng sẽ không bao giờ rời bến.

Cứ luẩn quẩn tự hỏi phải làm thế nào, phương pháp ra sao, đi theo chiều hướng nào, con đường nào... Theo pháp môn nào, chùa nào, thầy nào... Tất cả đều là trật lất !

Chỉ có một chuyện phải làm, đó là ý thứcsống một cách tỉnh thức phút giây hiện tại. Không có bí quyết gì ngoài : " Hãy sống ! Hãy nhìn ! ".(Sois ! Regarde !)

A. Watts lấy một thí dụ : bạn đang nghe một bản nhạc. Tôi bỗng nhiên hỏi bạn : " Hiện giờ, bạn là ai ? ". Định thần một lát, bạn sẽ trả lời : " Tôi tên là ..., sanh ngày ..., ngụ tại..., làm nghề..., một vợ ... con ". Nhưng câu trả lời này trả lời về quá khứ, chứ không phải về hiện tại của bạn. Lúc nghe câu hỏi, bạn đang nghe nhạc, thì câu trả lời phải là bản nhạc. Bạn đang sống bản nhạc, thì đáng lẽ ra bạn phải trả lời bằng cách hát lại cho tôi nghe bản nhạc đó.

Giả dụ như tôi NP, tôi hỏi bạn : " Hiện giờ bạn là ai ? " thì bạn chỉ cần trả lời bằng cách tiếp tục đọc những giòng chữ này, bởi vì bạn đang sống giữa những giòng chữ này...

Những câu chuyện đối đáp giữa các thiền sư và thiền sinh, hay những hành động đập gậy la hét, véo mũi véo tai, cũng chỉ nhằm kéo hành giả trở về kinh nghiệm sống hiện tại, tức là sự thật duy nhất mỗi người có thể chứng thực được.

Những giòng trên đây không phải là để trả lời cho câu hỏi nêu lên bởi TMĐ. Tôi chỉ xin chia xẻ với TMĐ và các bạn một vài suy nghĩ tản mạn, không có kết luận. Và có lẽ không nên kết luận, bởi vì những suy nghĩ nên để mở chứ không nên đóng lại.

Thân mến,

NP (26/02/04)

[ Đầu trang ]
De : Pháp Hiền
Date : Jeudi 26, Février 2004 20:55
Thiện - ác

Anh NP và quý vị ơi, Quả nhiên có nhiều điều ta không nên kết luận

Và quả thực, không có kết luận nào là rốt ráo cả

Tuy nhiên, trong từng hoàn cảnh với câu chuyện và đối tượng cụ thể, ta cũng có thể đưa ra một kết luận cụ thể có giá trị giới hạn trong khung cảnh của câu chuyện cùng với những con người cụ thể có liên hệ

Tiến trình phát triển tri thức (hay trí tuệ) vẫn là một tiến trình biện chứng (tức là tiế trình phủ định và xác định và phủ định và xác định nối tiếp nhau mãi)

Những đối đáp của các tổ thiền ngày xưa mà chúng ta đọc được trong các sách cũng là như vậy (tức là cũng nằm trong khung cảnh của sự đối đáp cụ thể nào đó)

Sự áp dụng hay suy diễn tràn lan ngoài khung cảnh thường dẫn đến những tưởng nghĩ mông lung, dễ dẫn tới thái độ phân vân đến hổn loạn định hướng

Trong khung cảnh của cuộc nói chuyện của chúng ta về việc "thiện, ác" hôm nay, và từ những phân bày của anh NP, tôi xin mạn phép đưa ra một kết luận có tính qui ước (tức chưa phải là chân lý tuyệt đối) như sau : - Một việc làm gọi là "thiện", đối với đạo Phật (hoàn toàn khác với những qui định khác về "thiện và ác", là 1 việc làm không bị điều kiện hóa bởi tham, sân và si

Còn ngược lại, thì gọi là ác

(Một việc làm, rõ ràng là "thiện", nhưng được làm với sự vướng mắc của tham-sân-si, tức của cái "tôi", thì vẫn là "bất thiện" và thường dẫn tới những hậu quả xấu) - Nhưng làm sao để "ra khỏi", "vượt qua", "tháo gở" hay "tiêu trừ" tham sân si ?

Mỗi người chúng ta hãy tu tập, quán tưởng, thâm nhập ... theo nguyên lý "tánh không" của hê. Bát Nhã

(Bát Nhã là pháp môn dùng để tự tu, để diệt "ngã"
Đem ra áp dụng trong quan hệ xã hội sẽ dễ gây xáo trộn)

Mong rằng anh NP và quí vị suy gẫm về sự cần thiết của những kết luận đồng loại như thế này

Thân kính - PH.

[ Đầu trang ]
De : Nguyễn-Tường Bách
Date : Vendredi 27, Février 2004 17:55

Tiểu luận về Thiện-Ác

Nhân dịp quí đạo hữu bàn về Thiện-Ác và nêu lên câu hỏi: nếu không phân biệt thiện ác thì làm sao hành động trong cuộc đời, còn nếu phân biệt thiện-ác thì tự nhiên ta phải rơi vào nhị nguyên, vào một điều xa với Đạo. Đây thật là một câu hỏi cơ bản của chúng ta, thực tế là một câu hỏi triết lý và đạo đức học vô cùng to lớn.

Riêng tôi thì cũng đã thắc mắc làm sao con người có thể vượt lên nhị nguyên được, làm sao có thể "siêu việt" thiện ác được. Hiển nhiên là phàm phu như chúng ta không thể hiểu được, chứ đừng nói là sống một cách siêu việt thiện ác được. Rồi tôi lại đọc kinh sách nghe các vị giác ngộ hành động "hồn nhiên", không cân nhắc đo lường, tôi càng không hiểu. Lại nghe trong thiền tông nói: "Chúng sinh nói chư Phật giác ngộ chứ chư Phật không biết mình giác ngộ", cũng thật là khó hiểu. Không lẽ các vị đó cũng siêu việt luôn cả cặp nhị nguyên vô minh-giác ngộ luôn, thế thì cái "nhất nguyên" là cái chi chi ?

Thắc mắc đã lâu, cuối cùng tôi có vài kinh nghiệm nho nhỏ, để tự lý giải cho mình. Xin nêu kinh nghiệm đó để quí đạo hữu nghe chung. Đó là dùng phép "ẩn dụ nhìn xuống" thì ta thấy té ra mình cũng "siêu việt" vài chuyện cỏn con. Kinh nghiệm như sau: Tôi hay về VN và ở đó tôi đi xe Honda. Đến đèn xanh đèn đỏ tôi thấy mọi người hay vượt đèn đỏ, nhất là buổi tối, khi không có cảnh sát. Dần dần có khi tôi cũng bắt chước chạy ẩu. Mỗi lần vượt đèn đỏ tôi có cảm giác lương tâm cắn rứt. Có rất nhiều lúc đèn đỏ, tôi phân vân không biết mình nên chạy hay dừng. Ngày nọ tôi tự gán cho hành động vượt đèn đỏ là "ác", hành động tuân thủ kỷ luật là "thiện". Thế là tôi phân vân giữa thiện và ác, mình nên làm cái gì. Tôi có sự lựa chọn. Có lúc tôi làm ác, có lúc làm thiện, mỗi lần làm tôi đều biết rõ mình làm thiện hay ác. Tôi bỗng thấy có những người (thí dụ người nước ngoài hay Việt kiều nghiêm túc về VN), họ chạy xe và hễ cứ đến đèn xanh đèn đỏ là nghiêm chỉnh tuân thủ kỷ luật. Tôi thấy họ làm thiện mà không biết mình làm thiện, họ siêu việt thiện ác. Thế nhưng "thiện" là do tôi gán cho họ, đối với họ không có thiện ác, họ không hề phân vân lựa chọn, họ chỉ hành động một cách tự nhiên, họ hành động một cách hồn nhiên và chân chính.

Hãy xem một người ghiền thuốc lá mà muốn bỏ thuốc. Anh ta thèm hút nhưng tranh đấu với chính mình ghê lắm, cho rằng hút thuốc là ác, nhịn thuốc là thiện. Đối với anh, ai không biết hút thuốc là siêu việt thiện ác. Còn tôi không hút thuốc nên không biết cái "thiện-ác" của anh ta. Tôi hành động hồn nhiên chân chính, tức là không hút thuốc. Từ đó tôi kết luận rằng, cặp "thiện-ác" có mặt cho những ai đang bị phân vân, đang có sự chọn lựa, đang có sự thúc bách, đo lường. Còn ai đó mà thoát được, không bám víu dính mắc thì họ siêu việt thiện ác. Như tôi thì tôi "siêu việt" được vài món như đánh bạc, hút thuốc, thói tàn bạo...Mặc khác tôi còn bị vướng trong các thứ khác như rượu thịt...nơi đó tôi còn bị "thiện ác" chi phối.

Thế thì "thiện ác" có tính chất riêng tư cá thể. Có người siêu việt được chuyện này nhưng bị vướng chuyện kia và ngược lại. Mỗi chúng ta đều là một sự trộn lẫn của những tâm lý "đã thoát khỏi" và những tâm ly ù"còn dính mắc". Còn dính mắc là còn thiện ác, thoát khỏi là siêu việt, hành động hồn nhiên như chàng việt kiều nghiêm túc nọ khi thấy đèn đỏ thì tự động dừng xe, không thắc mắc, không phân vân đắn đo. Cho nên tôi thử đoán chừng khi nhìn ngược lên các vị giác ngộ. Phải chăng các vị đó đã giải thoát tất cả, tất cả mọi hành động của các vị đều hồn nhiên và chân chính, không cần qua một quá trình suy xét phân vân như tôi khi đứng trước đèn đỏ.

Tôi nghĩ rằng chúng ta là phàm phu nên mức độ "dính mắc" nhiều hơn mức độ "siêu việt". Vì thế chúng ta phải đắn đo, phải suy xét theo quan niệm thiện ác trong đời sống hàng ngày. Chúng ta phải thấy là vượt đèn đỏ chỉ sinh ra tai nạn khi tay muốn rú ga chạy thẳng. Còn khi ta dã siêu việt được nó rồi thì thường thường ta không biết nó. Do đó thái độ nên có là cứ mỗi ngày bỏ được một chút dính mắc, siêu việt được một chút, đừng vượt đèn đỏ nữa, từ từ ta sẽ tới một tình trạng mà biết đâu có người nói mình đã được giải thoát (còn lúc đó ta không biết mình đã thoát). Cũng như mỗi ngày bỏ bớt một điếu thì một lúc nào đó sẽ thoát hoàn toàn tật hút thuốc. Lúc đó sẽ trở lại bản lai diện mục, cũng như đứa trẻ mới sinh ra có đứa nào biết hút thuốc đâu. Còn ngay bây giờ mà nếu "chằm hăm" muốn đạt đến nhất nguyên, siêu việt thiện ác...thì đó chính là thôi thúc của cái "tôi", còn dính mắc vô nó. Mà dính mắc vô nó thì khó "siêu việt" lắm. Điều nghịch lý là muốn thực sự siêu việt thiện ác thì mỗi ngày mỗi lúc phải lấy thiện ác làm chuẩn để sửa mình, để bỏ dính mắc. Làm điều chân chính một cách tự nhiên không đắn đo chính là siêu việt thiện ác. Cũng như tôi nhất định không vượt đèn đỏ nữa để cho nó trở thành thói quen, thành sự tự nhiên như hít thở thì lúc đó tôi sẽ siêu việt được nó.

Vài dòng tâm sự cuối tuần. Có điều gì khó nghe xin hỉ xả cho. Xin nói thêm là tôi không có ý lên án việc hút thuốc. Chỉ lấy thí dụ cho dễ hiểu thôi.

Thân

NTBách

[ Đầu trang ]
De : Tuệ Minh Đức
Date : Vendredi 27, Février 2004 20:40
Thiện-Ác

Mỗi lần đuọc thư anh NTB đọc rất thích thú mà lai. rất điển hình bóng bẩy, có cảm tưởng đượïc đi du lịch cùng anh, mà lại thêm học đạo Cám ơn anh nhiều.

Xong vì còn phân vân, chưa hồn nhiên chân chính, nên lại lẩm cẩm thắc mắc không biết có gán một anh chàng cảm tử, cuồng tín, giết người không gớm tay, không một chút xót thương kẻ đồng loại., tĩnh từ " siêu việt " sát sanh không ?

Vì bị cuồn tín, nên luong tâm chả cắn rứt anh, thêm vài . sự nhồi sọ vô minh, nên anh tin chắc rằng sau việc hy sinh cảm tử, anh sẽ đuọc chầu về Thượïng Đế của anh ta, như Allah chẳng hạn ? cũng không kém gì sự hồn nhiên của kẻ " thiện "

Xin các anh chị giúp giùm để tôí nay được đi ngủ an lành

Kính mến các anh chị

TMD

[ Đầu trang ]
De : Tâm Đăng
Date : Vendredi 27, Février 2004 21:29
Thiện-Ác

Cám ơn anh Bách viết bài làm ai cũng thấy mình siêu việt hẳn lên , sẽ có một week end an lạc hẳn lên
Nhưng Td lẩm cẩm tự hỏi ." Làm điều chân chính một cách tự nhiên không đắn đo chính là siêu việt thiện ác" thì dễ hiểu rồi
Nhưng nếu làm điều... không chân chính một cách tự nhiên không đắn đo thì là gì nhỉ ?
Thôi không đùa nữa không anh Nd sẽ cho mấy hèo chạy không kịp :-)

Td nghĩ giới định huệ, bắt đầu phải giữ giới, sau đó mới định rồi mới đến huệ được. Còn nếu mình chưa giữ giới , toàn làm việc ác do tham sân si kéo đi (cám ơn thầy PH đã nhắc nhở điều này) mà đã không chấp giới (dù là có thể rơi vào giới cấm thủ nhưng đó là sau này thôi ) thì chắc chẳng bao giờ định được và chẳng bao giờ có huệ cả, Trí tuệ mà mình đọc hay học được trong kinh trong sách vở là trí tuệ của Đức Phật dạy, chứ không phải là trí huệ của mình. Trí huệ của mình chỉ đến khi nào mình có giới và định thôi.

TD nhớ anh ND có lần viết "người ngu biết mình ngu là người trí'" .
Anh NP không chịu cho là" biết " thôi không đủ và cứ ngu tiếp và anh ND có trả lời là "thế là biết giả , không phải là biết thật" . Trí tuệ TD muốn nói đây là " biết "thật thì phải đi qua giới và định

vài hàng viết có gi sai thi xin cac anh chi đừng chấp nhé , cứ cho như là KHÔNG thôi
thân,
TDTN

[ Đầu trang ]
De : Trinh Long Hai
Date : Dimanche 29, Février 2004 8:01
Thien - ac

Cảm ơn anh NGUYEN PHUOC , nhà Phật nhìn thiện ác như anh viết , nên kết luận ở nội dung bài viết rồi
theo tôi nghĩ khi lòng mình hướng về PHẬT PHÁP nên thường soi xét xem hạnh tu tập mình đã đến đâu ? Để dùng váo đời sống hàng ngày :
thấy thiện hãy cố làm
thấy ác hãy cố tránh
bao giờ thấy thiện ác giống nhau nghĩa là vọng niệm đã dứt thì mới siêu việt thiện ác được.

ít lời góp ý với quí anh chị

thân kính

T.L.Hai
 

[ Đầu trang ]
De : Từ Thái
Date : Dimanche 29, Février 2004 17:41
Objet : Re: [nguoicusi] Thien-Ac

Các Đạo Hữu thân mến, Nhân dịp đọc các mail của các bạn bàn về Thiện Ác tôi xin góp vài í mọn như sau:

1.- Óc phân biệt theo lối suy luận nhị nguyên là 1 trong những nguyên nhân sinh ra thế gian điên đảo đau khổ. Còn phân biệt trắng - đen, đúng-sai, Thiện - Ác thì còn điên đảo mê lầm. Ví như Đức Phật chỉ ngón tay chỉ lên trời, rồi chỉ xuống đất rồi hỏi Annan hướng nào là trên, hướng nào là dưới. Annan trả lời trên hoặc dưới cũng đều sai. Vì như các bạn biết quan niệm trên dưới đều tương đối, tuỳ theo vị trí của người quan sát. Ví như theo khoa học không gian, thời gian cũng đều tương đối. Ta đang đứng ở trái đất mọi người cùng đứng với ta (ở trái đất) đều cảm thấy trái đất đứng yên. Nhưng thật ra so với vũ trụ, hoặc 1 phi hành gia ngoài trái đất thì chúng ta quay cuồng tít mù khơi trong không gian... Quan niệm Thiện Ác cũng vậy, ta lấy gì để đo thế nào là Thiện, thế nào là Ác. Nếu cứ khư khư bám lấy cái quan niệm "không có thực này" thì chỉ suy tư loanh quanh, mê lầm thì sinh ra điên đảo.

2.- Nói như vậy là không phải thế gian này không có Thiện -Ác. Thông thường người ta quan niệm việc Thiện là cứu giúp người, hoặc chúng sinh khác khỏi cảnh khổ tạm thời: cứu đói, chữa bịnh, giúp đỡ vật chất đến tinh thần v.v... Còn ngược lại việc Ác là gây đau khổ cho chúng sinh: chiến tranh, cướp bóc v.v.. thì gây ra nghiệp Ác mà hậu quả tất yếu là "gieo gió gặt bão" Như tôi hiểu theo Đạo Phật thì làm Thiện hoặc Ác thì đều gây nghiệp. Làm điều Thiện thì gây ra nghiệp lành, tích phước đức để gặt được các điều lành sau này trong kiếp này hoặc kiếp sau. Nếu đầy đủ công đức thì kiếp sau có thể sinh lên cõi cao hơn như cõi trời. Còn hết duyên, hết phước thì lại trớt xuống trần chịu oan nghiệp. Phật giáo vẫn khuyên bảo mọi người trần thế nên làm điều lành để đạt kết quả tốt hơn, tuy nhiên không dừng ở điểm này mà muốn tiến lên cao nữa chỉ cho chúng sinh con đường giải thoát khỏi vòng đau khổ, luân hồi, mê lầm. Mà muốn như vậy thì con đường duy nhất là tu hành, dứt được các nghiệp, không bám chấp vào những cái không thật lắm do 6 căn, 6 trần, 6 thức sinh ra. Vài hàng đàm đạo với Quý Đạo hữu. Có gì sai sót xin các bạn hỉ xả cho.

Thân ái,

Từ Thái

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Đạo
Date : Mardi 2, Mars 2004 0:05
Objet : Re: [nguoicusi] Thien - ac 

Các Đạo hữu thân mến,

Cám ơn Anh NTB đã cho tôi những kinh nghiệm đơn giản và cụ thể phải làm thiện như thế nào, cũng như đồng ý với anh ( nếu không hiểu sai ý ) là chúng ta phải làm sao làm thiện cho đến thành thói quen, cho đến thành bản năng, cho đến thành phản ứng, nói năng đi đứng năm ngồi thở ra thở vào đều chỉ còn là Thiện. Tuy nhiên, chữ "siêu việt thiện ác " quả có làm tôi hơi ngài ngại, và chị TD có lý, khi nghe chữ này, tự hỏi, nhỡ ta cũng " siêu việt " đến mức độ, làm ác không biết mình làm ác nữa thì sao ?

Cám ơn Anh NP, đã nhắc câu kinh Pháp cú "  Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy " , và tôi nghĩ chỉ cần luôn luôn nhớ đến câu này trong mỗi việc mình làm là đương nhiên làm thiện.

Tất cả những " khẩu hiệu " của thiền tông, có lẽ nên chỉ dành cho các thiền sư lâu năm khổ công tu luyện Giới Định Tuệ, sáng dậy 3 giờ, ngồi thiền, ăn chay, nằm đất ... chứ nếu chúng ta, những người cư sĩ sơ cơ, sớm tối rượu thịt no say, mà cứ cố bám víu lấy thì chỉ thêm loạn trí. Nhất nguyên, nhị nguyên là cái chi chi ? Thượng căn hạ căn là cái gì nhỉ ? Người thượng căn mà còn đặt vấn đề Thượng - Hạ, Cao - Thấp thì còn " thượng " không ? còn " nhất " không ? hay đã biến thành " Nhị " , thành "Tam", "Tứ ", " Ngũ ", mất rối. Tôi "Cao", anh "Thấp" ! tôi "Thượng", anh "Hạï" ! Không biết giữa cái Thượng và Hạ này thì "Không Tánh" nằm đâu ?

Theo tôi, chẳng nên chú ý nhiều đến " nhất nguyên, nhị nguyên", "tục đế, chân đế ". Bàn chơi cho qua ngày giờ cũng được. Bàn xong , ... bỏ !

Chỉ cần làm sao luôn luôn "có ý làm thiện" , cố gắng làm thiện là đủ . Nếu chẳng may lầm lẫn, lần sau cố gắng sửa đổi, miễn là "có ý làm thiện ".

Cứ thử " thực lòng có ý " đi, thử xem, chắc chắn sẽ biết ngay cái gì là Thiện cái gì là Ác.
"  Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy "

Nếu còn thắc mắc mãi, tôi nghĩ cứ hàng ngày tụng 2 kinh Chân hạnh phúc và Kinh Từ bi là đủ , xin ghi chép dưới đây.

Nguyên Đạo
(Hòa Thượng Thiện Châu dịch)
Phật thuyết Kinh Chân Hạnh Phúc

Tôi nghe như vầy : Một thời Thế Tôn ở tại Sâ-vat-thi, trong rừng Je-ta vườn A-nâ-tha-pin-di-ka. Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Je-ta, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, kính lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên, thiên nhân ấy nói lên bài kệ trước Thế Tôn:

"Chư thiên và loài người
Suy nghĩ về hạnh phúc
Ước mong được hạnh phúc
Chân hạnh phúc là gì ?"
Thế Tôn đáp kệ rằng :
"Kẻ si mê nên tránh
Bậc hiền đức phải gần
Cung kính người đáng kính
Ấy là chân hạnh phúc.
Chọn nơi lành mà ở
Đời trước đã tạo phúc
Nay giữ lòng thẳng ngay
Ấy là chân hạnh phúc.
Hiểu rộng và khéo tay
Giữ tròn các giới luật
Nói những lời hòa ái
Ấy là chân hạnh phúc.
Cung dưỡng cha mẹ già
Yêu mến vợ [ chồng ] và con
Không vương vấn phiền hà
Ấy là chân hạnh phúc.
Cho và sống đúng cách
Nên giúp đỡ bà con
Hành động không chê trách
Ấy là chân hạnh phúc.
Ngăn trừ điều ác xấu
Dứt bỏ thói rượu chè
Chuyên cần trong chính đạo
Ấy là chân hạnh phúc.
Kính nhường và khiêm tốn
Biết đủ và nhớ ơn
Tùy thời học đạo lý
Ấy là chân hạnh phúc.
Nhẫn nhục, vâng ý lành
Viếng thăm bậc tu hành
Tùy thời bàn luận đạo
Ấy là chân hạnh phúc.
Trong sạch và siêng năng
Suốt thông các chân lý
Thực hiện vui Niết bàn
Ấy là chân hạnh phúc.
Tiếp xúc với thế gian
Giữ lòng không sa ngã
Không sầu nhiễm, bình an
Ấy là chân hạnh phúc.
Như thế mà tu hành
Việc gì cũng thành tựu
Ở đâu cũng an lành
Thảy là chân hạnh phúc. "

Phật thuyết Kinh Từ Bi

Ai khôn ngoan muốn cầu hạnh phúc
Và ước mong sống với an lành
Phải tài năng, ngay thẳng, công minh
Nghe lời phải, dịu hiền, khiêm tốn.
Ưa thanh bần, dễ dàng chịu đựng
Ít bận rộn, vui đời giản dị
Chế ngự giác quan và thận trọng
Không liều lĩnh chẳng mê tục lụy,
Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi
Mà Thánh hiền có thể chê bai
Đem an vui đến cho muôn loài
Cầu chúng sinh thảy đều an lạc. %
Không bỏ sót một hữu tình nào
Kẻ ốm yếu hoặc người khoẻ mạnh
Giống lớn to hoặc loại dài cao
Cỡ trung bình, hoặc ngắn, nhỏ, thô.
Có hình tướng hay không hình tướng
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Đã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Cầu cho tất cả đều an lạc. %
Với ai và bất luận ở đâu
Không lừa dối, chẳng nên khinh dễ
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Đừng mưu toan gây khổ cho nhau.
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hy sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như biển như non.
Tung rải từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng lòng thương không giới hạn
Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa
Không vướng mắc, oán thù, ghét bỏ.
Khi đi, khi đứng, hoặc nằm ngồi
Những lúc tinh thần được tỉnh táo
Phát triển luôn dòng chính niệm này
Là lối sống đẹp cao nhất đời.
Đừng để lạc vào nơi mê tối
Đủ giới đức trí tuệ cao vời
Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
Được như thế thoát khỏi luân hồi.

% % %

[ Đầu trang ]
De : Nguyễn Tường Bách
Date : Vendredi 5, Mars 2004 14:51

Kinh Phuoc Duc, ban Viet van va Anh van

Kính thưa đạo hữu Tâm Tuệ Lạc, Tâm Điệu Phúc,

Rất cám ơn quí đạo hữu đã gửi cho bài "Kinh Phước Đức" với 2 version Việt-Anh.

Kinh này tên gọi là Maha Mangala Sutta, có khi cũng được gọi là "Kinh Chân hạnh phúc". Bản Anh ngữ có lẽ rất quí cho thế hệ con cháu chúng ta sống ở nước ngoài không rành Việt ngữ. Khi quí đạo hữu tự tay đánh máy tại những lời kinh đó, quí đạo hữu đã sinh ra trong tâm mình một công đức rất lớn. Người xưa nói (đại ý), ai chỉ cần giảng một câu kinh, chép một dòng kinh, người đó có "công đức vô lượng". Chúng ta thuộc về thế hệ "văn minh", thường hay nghi ngờ câu nói đó. Nhưng thực ra, khi ta TỰ MÌNH đánh máy lại một bài kinh thì nội dung bài kinh đó khắc ghi vào tâm thức sâu nhất (A lại da thức) của ta. Thí dụ khi đánh máy câu "Tránh không làm điều ác", ta sẽ vô tình tự nhủ mình một cách sâu xa nhất, nó sẽ trờ thành nguyên tắc sống từ đời này qua đời khác. Đó chính là "công đức vô lượng". Thế nên người xưa không ngại trích máu chép kinh, hay khắc đục trên đá những câu kinh. Ngày nay với computer thì quá dễ, chỉ cần click một cái là copy nguyên một bài kinh.

Tôi đọc bài kinh và có cảm tưởng hai đạo hữu tự mình đánh máy. Rất cảm kìch và vui mừng nên viết những dòng này. Đó là " ý " đã biến thành "thân" và sẽ rút lại vào " ý ". Nếu đạo hữu giảng câu kinh đó cho con cái nghe thì ý biến thành "khẩu", càng quí hơn.

Xin đa tạ

NTB

[ Đầu trang ]
De :  NGUYEN Toi Thien
Date : Samedi 6, Mars 2004 0:01
Objet : Re: [nguoicusi] Thien - ac 

Quí D H kính mến,

Xin cám ơn anh ND đã nói lên nhưng gì tôi cũng muốn nói.

Thực ra đứng trên phương diện triết học để bàn thảo thì nói như thế nào cũng được : Thiện là ác , ác là thiện; Phiền não là Bồ đề, Bồ đề là Phiền não ; Tịnh độ là thiền Thiền là Tịnh độ ; cũng giống như chân lý bên này hay bên kia dãy Pyrénées.

Nhưng trên phương diện Phật học, để giải thoát mỗi ý niệm không thể đồng hóa được. Con người là môt sinh vật biết phân biệt phải trái , Thiện Ác, nếu không thì xã hội loài người sẽ hỗn độn biêt dường nào và bởi thế mà chư Phật đã khuyên làm lành lánh dữ và thanh lọc thân tâm. Mức độ Thiện-Ác siêu việt chỉ dành cho nhữg bực có tâm vô nhiễm trong Phật giáo hay nhưng vị đã đạt trình độ VÔ VI trong đạo LÃO . Nghĩa là làm cũng như không làm , không gây môt mảy may nghiệp quả .

Thân kính

Tuệ Thiên

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Phước
Date : Jeudi 1, Avril 2004 12:22
Objet : Tiep tuc ve Thien-ac

Xin tro lai van de Thien-ac. (Word, Font VNI)
NP

Các đạo hữu thân mến,

Tôi xin trở về câu chuyện về " thiện/ác ", là một đề tài đối với tôi không đơn giản, nhưng vô cùng phong phú.

Đầu tiên, xin cảm ơn anh Bách đã đưa ra những thí dụ rất thiết thực trong đời sống hằng ngày, như sự tôn trọng đèn đỏ và hút thuốc.

Về chuyện tôn trọng đèn đỏ, tôi xin mở một dấu ngoặc : có lẽ bên Đức dân chúng có kỷ luật hơn, chứ ở bên Pháp bây giờ cũng có nhiều người đi xe đạp hay xe gắn máy (đa số là trẻ tuổi) gặp đèn đỏ, đi chậm lại chút xíu, nhìn hai bên không thấy ai, rồi thản nhiên băng qua đèn đỏ. Dĩ nhiên trong đa số trường hợïp không có gì xẩy ra, và dần dần chuyện băng qua đèn đỏ trở thành một thói quen, không những cho người đó mà còn cho những kẻ khác bắt chước làm theo.

Rốt cục, tất cả là một vấn đề tập quán : người nước ngoài hay Việt kiều về Việt Nam, khi đi xe gắn máy thường tôn trọng đèn đỏ, tại vì họ đã quen làm như vậy, việc đó gần như trở thành một phản ứng tự nhiên (hơn là hồn nhiên); trong khi người Việt Nam " bản xứ " quen thói chạy bừa (vì luật pháp giao thông lỏng lẻo hơn), cho nên hay vượt đèn đỏ hơn, nhất là khi vắng xe vào buổi tối. Trong khi làm như vậy, cả hai bên không hề đặt lên vấn đề " thiện " hay " ác ". Như anh Bách đã nói, người đặt vấn đề là người phân vân như anh, không biết phải làm thế nào, vì ở giữa hai tập quán, và nhất lại là một Phật tử...

Nếu lấy tiêu chuẩn đạo Phật, thì việc " thiện " là việc gì không đưa tới phiền não, khổ đau, và ngược lại việc " ác " là việc gì đưa tới phiền não, khổ đau. Nói một cách nôm na hơn, việc " xấu " là việc đưa tới những chuyện " có hại ", " chẳng lành " cho mình và cho người. Vậy thì vượt đèn đỏ là một việc xấu, nên tránh, vì nó có thể đưa tới tai nạn, bị thương, cãi vã, kiện tụng, bị cảnh sát phạt tiền hay tịch thu xe, v.v. Chỉ cần nhìn một cách sáng suốt những hậu quả của việc làm mình, thì sự lựa chọn hành động trở nên rõ ràng, minh bạch.

Nhưng cũng có những trường hợp vượt đèn đỏ lại không phải là việc " bất thiện ", ngược lại.

Chẳng hạn như đôi khi (ở đâu cũng vậy) có những đèn đỏ bị kẹt luôn cả tiếng đồng hồ, vì vấn đề trục trặc kỹ thuật. Có ai chịu đợi cả tiếng đồng hồ, chỉ vì phải tôn trọng kỷ luật giao thông, vì làm như vậy chỉ trễ nải công việc, bất tiện nếu không muốn nói là " bất thiện " cho mình ! Và có những nơi trên thế giới thiếu an ninh, dễ bị cướp bóc (như tại một vài thành phố châu Mỹ La tinh), tới nỗi người ta thường khuyên : " Buổi tối, gặp đèn đỏ, tuyệt đối không nên ngừng lại, phải rú ga vọt thẳng ". Trong những trường hợp đặc biệt đó, có lẽ chỉ có Bồ Tát mới làm việc " thiện " bằng cách ngừng lại trước đèn đỏ, chứ còn yếu ớt và nhút nhát như tôi, thì chỉ có cách chọn đường lối " bất thiện " nhưng an lành hơn cả, tức là băng qua đèn đỏ !

" Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành... " Lời Kinh Pháp Cú vẫn còn vọng lại trong tai của mỗi người Phật tử. Và không phải chỉ riêng trong đạo Phật, mà trong mọi tôn giáo khác, trải qua mọi thời đại, người ta luôn luôn kêu gọi làm việc lành, tránh việc ác, yêu thương lẫn nhau, xóa bỏ hận thù, hướng về tương lai...

Nhưng mặc dù có cái văn hóa " hướng thiện " phổ biến đó, chúng ta có thể tự hỏi vì sao lịch sử loài người đầy rẫy những điều ác độc, những cuộc chiến tranh, những vụ thảm sát, máu chẩy thành sông, xương chất thành núi, gây những đau thương không thể nào tả xiết ? Vì sao trong xã hội luôn luôn phải có luật pháp trừng trị và đe răn ? Vì sao, sau bao nhiêu thiên niên kỷ phát triển của loài người, với bao nhiêu thành quả đáng kể về khoa học, kinh tế, xã hội, thế giới chúng ta vẫn sống trong những giờ phút tối tăm của lịch sử, giữa nghèo đói và bạo động, mà tác nhân chính vẫn là con người ?

Phải chăng là con người không biết đâu là " thiện ", không biết đâu là " ác " ? Hay là biết đâu làø " thiện " nhưng không làm được, biết đâu là " ác " nhưng không tránh được ?

Có lẽ cả hai câu trên đều đúng : " thiện/ác " chưa chắc gì đã phân biệt được dễ dàng, và là một điều hết sức tương đối, như chúng ta đã đề cập đến. Và dù phân biệt được, lý trí con người chưa chắc gì đã thắng được những cái đam mê (passions), mà trong đạo Phật thường gọi là tam độc (tham, sân, si)...

Theo nhà triết học Mỹ Nagel,  các lý thuyết đạo đức có thể được phân chia ra làm 2 loại khác biệt : một bên là những lý thuyết " suy luận " (déductive), hay " độc đoán " (autoritariste) dựa lên những tiên đề (axiomes a priori) hoặc những điều tự nó hiển nhiên (évidents en soi), về tốt và xấu, điển hình là triết lý của Kant. Trong đó cũng có triết lý " vị lợi " (utilitaire), như của Bentham : việc " thiện " là việc làm lợi cho mình và cho người khác, mang lại thú vui hay hạnh phúc cho mình và cho người khác. Bên kia là những lý thuyết " qui nạp " (inductive), với sự từ chối mọi tiền đề siêu hình hoặc chủ thuyết. Chúng không có tính chất ép buộc, sơ cứng, mà ngược lại, cởi mở và có tính chất tiến hóa (évolutive). Như Spinoza, khi ông nói : " Chúng ta không thể nào biết được một cách chắc chắn cái gì tốt hay xấu, nếu không thực sự hiểu được sự vật... ". Như vậy, chỉ có trí tueä mới giúp được con người phân biệt tốt/xấu, thiện/ác.

Thí dụ như khi được biết rằng con bọ ngựa (mantis religiosa) cái, ngay sau khi giao cấu với con đực (bé nhỏ hơn nhiều), giết ngay ông chồng mình và ăn thịt nó một ngấu nghiến, thì chúng ta lấy làm gớm ghiếc. Nhưng khi hiểu rằng con bọ ngựa cái làm như vậy là để nuôi trứng của mình bằng chất đạm cần thiết cho sự phát triển của chúng, thì chúng ta thấy rõ rằng hành động tự nhiên của con bọ ngựa cái chỉ nhằm bảo tồn loài giống, chứ không có lý do gì khác. Bọ ngựa cái không " ác " vì tội " giết chồng ", mà bọ ngựa đực cũng không là người cha " gương mẫu ", tự " hy sinh " cho đàn con của mình. Dù sao, sau 6 tiếng đồng hồ giao cấu, nó cũng kiệt lực và sớm muộn gì cũng chết, vậy thì làm thức ăn bổ béo cho vợï con nó thì cũng là một điều tiện lợi, phù hợp với nguyên lý tiết kiệm của thiên nhiên!

Nhìn những gì xẩy ra trong thiên nhiên, chúng ta sẽ thấy không có " thiện " mà cũng không có " ác ". Thiên nhiên không hiền từ mà cũng không ác độc, không thiên vị mà cũng không lãnh đạm. Bởi vì nó không biết đạo đức là gì, đạo đức chỉ là những giá trị mà con người và xã hội tự đặt ra cho mình. Trong thiên nhiên, tất cả những gì xẩy ra đều là do sự " tất yếu " (nécessité), bởi vì nếu không xẩy ra như vậy, thì sẽ không có như vậy, như vậy,... do luật tiến hóa chung của vũ trụ.

Khoa học cho chúng ta biết rằng ngay trong cơ thể của các sinh vật, trong các tế bào, đã có một hiện tượng gọi là apoptose, tức là sự chết có chương trình (mort programmée) của các tế bào, dường như mỗi tế bào sinh ra đã mang trong mình sự qui định về sự hủy diệt của nó. Ngoài sự qui định đó ra, còn nhiều sự qui định khác nằm trong các gien di truyền, là nền tảng của các hormones và hệ thần kinh có tác động quyết định trên tập tính các động vật. Chẳng hạn như con ong thợ, khi làm những công việc như hút mật hoa mang về tổ, hay xả mình quyết chiến với những kẻ thù muốn xâm nhập tổ ong để bảo vệ ong chúa, thì nó không hề biết " thiện/ác " là gì, không hề biết hành động của mình là một hành động hy sinh, quên mình vì tập thể. Nó chỉ thể hiện cái bản năng, cái " chương trình " mang trong các gien của nó, và chương trình đó chỉ nhằm một mục đích : bảo tồn nòi giống. Con báo hay con rắn cũng vậy, khi chúng vồ hay cắn mồi, một con " nai vàng ngơ ngác " hay một " cánh chim bay về tổ ấm ", hành động đó cũng chỉ nhằm bảo tồn sự sống, theo qui định của thiên nhiên.

Chỉ có con người mới đặt ra vấn đề " thiện/ác ", vì đã mất tự nhiên và hồn nhiên...

Trở về các triết lý đạo đức, thì quan niệm của Socrate cũng không khác gì mấy Spinoza, khi ông cho rằng " không có người nào ác một cách cố tình " (nul nest méchant volontairement). Hành động ác là do một lý do bất thường nào đó thúc đẩy. Khi hiểu được lý do đó, thì người ta dễ thông cảm và tha thứ hơn. Và nếu hiểu rõ được mình, người và sự vật, thì người ta đã không làm ác. Do đó triết lý sống phải dựa lên trên sự hiểu biết. Mạnh tử cũng quan niệm rằng " nhân chi sơ tính bản thiện ", và Rousseau cho rằng chính xã hội làm hư hỏng con người, làm mất cái bản tính hồn nhiên hoang sơ của nó.

Đạo Phật từ xưa đến nay vẫn đặt nền tảng vào trí tuệ. Trong những lời dậy của đức Phật trong kinh điển Pali, đức Phật luôn luôn dùng lý luận và ẩn dụ để dẫn mỗi đệ tử đi tới kết luận của chính mình. Đạo đức của đạo Phật không có tính chất sơ cứng ép buộc, điển hình là khi nói đến Bát Chánh đạo, đức Phật không định nghĩa thế nào là " chánh ", ngài để cho mỗi người tự mình biết thế nào là " chánh ", thế nào là " bất chánh ". Và kinh Kalama cũng là một trong những lời dậy căn bản của đức Phật : hãy giữ tinh thần phê phán, hãy giữ tự do suy tư của mình, đừng đi theo lời đồn đãi, lời truyền thống, lời dẫn giải của bất cứ ai, hãy theo kinh nghiệm của chính mình mà tiến bước, tự mình thấy điều gì tốt thì theo, điều gì xấu thì bỏ...

Mặc dầu trong Phật giáo đôi khi có những truyền thống cứng nhắc (như giới luật, nghi lễ, hay thái độ đối với phụ nữ trong Bát Kỉnh Pháp), nhưng đó không phải là điều cốt yếu trong đạo Phật. Có hay không có những truyền thống đó, cũng không thay đổi gì trong sự phát triển và cách áp dụng đạo Phật trong đời sống hàng ngày. Theo tôi, nếu phải xếp loại theo Nagel, thì tôi sẽ đặt triết lý đạo đức Phật giáo vào loại " qui nạp " (inductive), ngược lại với các tôn giáo khác. Tức là không có tính chất sơ cứng, giáo điều, bất di bất dịch, mà sẵn sàng mở rộng cho mọi phê bình, mọi tiến hóa. Đạo Phật nguồn gốc đã như vậy rồi, nhưng với tinh thần Bát Nhã của Đại thừa, với sự phân biệt tục đếchân đế, với tánh Không vàø tinh thần Thiền tông thì điều đó lại rõ ràng hơn nữa.

Có lẽ đó cũng là một nơi gặp gỡ giữa Phật giáo và khoa học. Dĩ nhiên khoa học tự nó không có đạo đức, nhưng các nhà khoa học, các cộng đồng khoa học, trong khi áp dụng sinh học vào đời sống, nhiều khi gặp phải những vấn đề đạo đức, và bắt buộc phải giải quyết những vấn đề này ngoài khuôn khổ của tôn giáo. Thí dụ như những vấn đề sinh đạo đức (bioéthique) đặt ra trong cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 này : ngừa thai, thụ thai trong ống nghiệm, ghép bộ phận, kiến tạo di truyền, sinh sản vô tính, v.v. Những bước tiến của khoa học - kỹ thuật, những đổi thay của xã hội, bắt buộc các nhà khoa học phải áp dụng một triết lý đạo đức uyển chuyển, cởi mở, với khả năng sửa đổi, phê bình, và đặt lại vấn đề các tiêu chuẩn đạo đức, để giải quyết những vấn đề mới xuất hiện, với những dữ kiện mới, trong một khung cảnh văn hóa mới. Đó là cái mà nhà thần kinh sinh học Pháp J.P. Changeux gọi là " đạo đức từng bước nhỏ "(éthique des petits pas). Một nền đạo đức không thần khải, không siêu hình, không lý thuyết, không cố định, vì phải luôn luôn được xây dựng từng bước một, để phù hợp với thực tế.

Siêu việt " thiện/ác " không có nghĩa là coi " thiện/ác " như nhau, là chủ trương thế nào cũng được, và con người muốn làm gì cũng được trong xã hội.

Trong một xã hội, một đoàn thể, phải có những giá trị đạo đức, những mốc, những tiêu chuẩn để qui định những lề luật cuộc sống. Những đèn đỏ, những bảng stop để tránh những va chạm, những đụng độ làm mất hòa khí giữa nhau. Thiện và ác là những giá trị đạo đức, cũng như tiền bạc, hàng hóa là những giá trị kinh tế đã được qui định giữa những con người, không thể thiếu sót được, tuy biết rằng đó chỉ là những qui ước tương đối và tạm bợ.

Siêu việt " thiện/ác " là vượt lên khỏi " thiện/ác ", không còn bị vướng mắc, bận tâm về vấn đề đó nữa, bởi vì việc thiện đã trở thành tự nhiên rồi, khi đi đứng nằm ngồi, từ thân khẩu ý sinh ra đều là hành thiện, đều gây nghiệp tốt, nghiệp lành. Những người siêu việt được " thiện/ác " như vậy - có thể gọi là đã giác ngộ - quả là hiếm hoi, muôn người chưa có một. Phải tu tâm dưỡng tánh bao nhiêu năm trời (hay bao nhiêu kiếp sống ?) mới được như vậy. Nhưng tôi tin rằng con người tầm thường cũng có thể, trong những giây phút nào đó, siêu việt được " thiện/ác ". Nếu sống thật trong hiện tại, một cách hồn nhiên, giản dị, không tiếc gì, cầu gì, lo gì, muốn gì...

Rốt cục, " thiện/ác " cũng là ở cái tâm của mình.

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng tỏ ra là một người hiểu sâu xa đạo Phật khi ông kết luận : " Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài "(*).

Đối với tôi, người Phật tử phải vừa một đằng hướng thiện một cách tự nhiên, trau dồi cái thiện tâm và thiện cảm (empathie) của mình đối với mọi người, mọi sinh vật, vừa một đằng khác giữ một cái nhìn sáng suốt, siêu việt thiện/ác. Phải hiểu mình, hiểu người, hiểu những qui luật của thiên nhiên để đừng bị dằn vặt bởi những mâu thuẫn nội tâm và những vướng mắc do lối nhìn nhị nguyên, xa rời thực tế và chỉ cản trở sự tu học của mình.

Thân mến,

Nguyên Phước

(*)" nghĩa là cái tâm (Phật tức tâm) bao hàm thống nhất được cả ba phương diện của đạo Nho là tam tài : thiên, địa, nhân, " Thiền học Việt Nam, Trần trọng Kim.

[ Đầu trang ]
De : Diệu Tâm Đức
Date : Jeudi 1, Avril 2004 19:48
Objet : Re: [nguoicusi] Tiep tuc ve Thien-ac

Thiện Ác,

Nhân xem bài này tôi lại nhớ đến Kinh Hiền Ngu, khi một vị hoàng tử thấy một con hổ bị đói, ngài đã tới ngồi để cho con hổ đó ăn thịt để nó khỏi chết đói, tôi cứ suy nghĩ : khi nó tỉnh lại, thấy ai qua đường cũng cắn chết người ta để ăn thịt, thì rất tai hại cho loài người, và xem chuyện Kinh Bà Chúa Ba có câu :

Vì chẳng biết đường cứu nhau
Để cho trăm họ âu sầu vì ai.
Xin các Đạo hữu cho biết ý kiến

Diệu Tâm Đức

[ Đầu trang ]
De : Tuệ Minh Đức

Đọc baì Thiện Ác 2 của anh NP, laị càng thấm-thiá " câu không nghĩ thiện không nghĩ ác của Lục Tổ "

Thiện ác nằm trong quan niệm đối đaĩ, tương-đối trong thế gian. Khaí niệm Thiện có vì Ác có ( và ngược laị ). Nên nếu Thiện còn, tất nhiên Ác phaỉ còn, để làm đối tượng tu tập = Thiện để noi gương theo, Ác để răng tránh. Giống bóng tối và ánh sáng, Thiện Ác có lẻ chỉ là một, với nhiều trạng thaí ( ít ra là 2 ), tùy ta đứng bên nào của ranh giới vô-hình thiện/ác.

Có lẻ là đặc-điểm của lối nhìn nhị nguyên của người thế gian chăng ? và biết đâu quy tụ quanh cái ngã ? đúng theo ý ta, ích lợi cho caí ta, hay cho các người thân sơ , thì là thiện, là hửu ích. Bằng không, là phe ác, phe tà, là loài phá haị, vô ích.

Trên nguyên tắc, khi hô hào trống không một cách tuyệt đối, thì hình như ai nấy cũng đồng ý như : hãy yêu thương nhân loại chúng sanh, chuộng hoà bình, hãy tránh chiến tranh và giết hại lẫn nhau, nhưng hơỉ ơi khi bắt tay vào thì : " làm theo kiểu tôi mới phaỉ, hành theo quan niệm tôi mới đúng,còn theo anh là hoàn toàn sai " tức khi áp dụng vào thực tế trên quan niệm tương đối thì đúng là bá tánh !

Hình như có nhiều " sự hiểu biết ".

Có lẻ một trong những caí khổ của nhân loại làcaí biết phê phán ( jugement ) và xấp hạng, so sánh hơn thua ( échelle de valeurs ). Dù nhiều khi, sự khác biệt đo,ù không bắt buộc phaỉ có caí hơn caí thua, kẻ trên người dưới. Lâu nay, ta lầm caí " hiểu biết " caí tâm bình phẩm sanh diệt đó là ta, nhưng nào phaỉ !

Vậy, thì ta không thiện không ác, không phê phán, không biết gì nưã sao ? hoàn toàn đóng cửa bế môn toả cảng, vô-ký, vô-tri vô-giác sao ?

Đó là taị ta quên lời các tổ dạy, khi bao lần nhắc nhở, trực chỉ cho ta ý thức có caí biết vô niệm, caí hằng tri hằng giác, caí biết phân biệt mà không phê phán vọng tưởng đủ biết ngay lúc hiện tiền, mà không bị dẩn dụ

Như vậy, loaì sinh vật không có thiện/ác vì không có suy tư, vọng tưởng như con người, mà chỉ theo những quy luật tuần hoàn của thiên nhiên ? nhưng các luật ấy cũng tạm giaỉ thích như thế thôi, vì cũng là những khaí niệm của con người chứ nào phaỉ của vật

Và nếu sơ-xuất, ta có thể phóng tâm người vào đó ! như các thuyết định mệnh ( déterminisme ),

sự ngẫu nhiên và sự cần yếu ( le hasard et la nécessité ) tất cả chỉ là thuyết của con người trước trần cảnh và vũ-trụ

Sau các lớp văn tự, khaí niệm, giaỉ thích, thuyết, nghiệp chướng, vọng tưởng, biên kiến, có cảm tưởng có caí gọi là " chánh niệm, chánh kiến ", caí biết ban sơ, không bị phủ lấp, giúp ta hành, đối phó với thực tại một cách tự nhiên và hữu hiệu hay tương ưng, thích hợp với mỗi hoàn cảnh ( như không chấp chặc vào caí đèn đường kẹt ở đỏ không thay đổi sang xanh, mà đợi chờ xuốt đêm, viện cớ là tôn trọng luật lệ ! )

Chấp chặc là sai giòng đời thiên lưu biến chuyễn, mà ta laị muốn lặng yên như tờ vì ta hiểu lầm chữ Tịnh mà chấp chặc vào không ngơ, cứng đờ Tịnh đây không phaỉ là caí Động hổn loạn, sanh diệt của Phong dấy lên, mà cũng không phaỉ caí Tịnh cứng đờ không có gì cả Tịnh đây hình như có chứa chấp một caí Động thầm kín, và trong caí Động hình như có caí Tịnh màkhông dính chấp vào caí Động chuyên chở nó

Vaì suy gẫm thô sơ, nếu sai lầm, xin các anh chị dh vui lòng chỉ dạy cho

Kính mến,

TMD

[ Đầu trang ]
De : Pháp Hiền

Date : Vendredi 2, Avril 2004 10:42
Objet : thien/ac

Hoan hô anh NP. về việc trở lại với chủ đề thiện/ác, vì đây là vấn đề vừa thực tế vừa thời đại\ Mà thực ra ở mỗi thời đại người ta phải suy nghĩ lại về vấn đề thiện/ác\
Vả lại, có một đề tài vẫn ám ảnh mãi một số người muốn phục hoài đức tin nơi Thiên Chúa, đó là "Can We be good, without God ?"
(câu hỏi này vẫn là đề tài chính cho một vài e-diễn-đàn Âu Mỹ)\ Người Phật tử chúng ta trả lời thế nào cho câu hỏi này ?
Nhân đây nhờ anh NP. cho biết rõ thêm vềquan điểm của Kant, mà anh có nêu ra trong bài viết\

Cám on trước\
PH.

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Khánh
Date : Vendredi 2, Avril 2004 15:01
Objet : giáo duc con cai va linh tinh

Thua cac đạo hữu ,

(...)

2) Ve đe tai Thien/Ac, tiep theo phat bieu cua dh DieuTam Duc, toi xin gui mot tin trong bao Wall Street Journal tuần truoc , đang tren trang nhất, về tinh trạng chó hoang lan tràn ở Bangkok ,bắt buộc chính quyèn phải can thiep ,có khi dùng phuong phap trợ tử (eunasthasia) để phòng chó cắn .Thai Lan la mot nuoc Phat giao rat hưng thịnh va cac nha sư có uy tín rất lớn, lâu nay vẫn ngăn cản viẹc đánh đập và giết chó ..Cac nhân vien Y tế la Phat Tử cũng phải tuyên bố là xin ưu tiên bảo vệ dân chúng dù có lỗi với cac sư , vi moi năm co khoang gan 30 ngan nguoi bi cắùn và phai chich phòng chó dại !..Hien nay nguoi ta đa xây nhiều trại nuôi chó hoang tại thôn quê ,và rất đuoc cac sư PG ủng hô. Bài báo cũng them la vi Thai Lan không ăn thit chó như cac nuoc VN, Trung quoc, Han quoc nen chó hoang chạy rong ngoai đuong phố quá nhieu!.
Tai cac nuoc Au My, chó mèo chac là có tu nhiều kiếp nên sướng hơn người dân nghèo ở cac nuoc chậm tiến?.Có nguoi đat vấn đề là nên để dành tiền nuôi chó mèo về cứu khổ đô `ng bào
bên VN...
Muốn có trí tuệ để phân biệt tốt-xấu thiện- ác hay la đánh giá viec nào thện/ac hơn viec nào ,như anh NP bàn , có khi cũng phải đi qua đường Giới , Định rồi mới tới Huê?!
.Mong cac anh chi cho y kien them...
Thân kính,
NK

[ Đầu trang ]
De : Trinh Long-Hai
Date : Samedi 3, Avril 2004 11:04
Tiep tuc ve Thien-ac

Xin gop y ve thien .ac

Khi da tom thu vu tru vao sac phap & danh phap noi gon la danh -sac
Nhan duoc tam an chung : KHO , VO THUONG , VO NGA
Tam doc : THAM , SAN , SI la can nguyen luan hoi phien nao
Tu hanh bat chanh dao ; thoat duoc troi buoc do THAM-SAN-SI ma nip ban gia thoat khoi luan hoi phien nao ; thi THIEN-AC chi la DANH-SAC phap

Tri hue DAI VIEN CANH TRI co phai the khong ?

Xin loi qui D.H. chuong trinh danh chu VIET may toi bi hong nen toi khong danh dau duoc kìen thuc PHAT-PHAP cua qui vi doc may dong gop y tren nhe nhan.g thoi

THANH - KINH
T.L.
Hai

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Phước
Date : Lundi 5, Avril 2004 12:10
thien/ac

Thầy PH và các đạo hữu thân mến,

Về triết lý của Kant, thì phải hỏi chi. Kim Lan mới đúng, vì chị là giáo sư triết học tại Đức, mới là người có thẩm quyền để trình bầy cặn kẽ về vấn đề này.
Tôi chỉ xin "múa rìu qua mắt thợ", nói về một vài điều tôi hiểu về triết lý đạo đức của Kant :
- Đạo đứùc, theo Kant, không thể dựa vào lý trí thuần tứy, như sự hiểu biết lý thuyết về các hiện tượng (connaissance théorique des phénomènes), nhưng phải dựa vào lý trí thực tiễn (raison pratique), bởì vì đạo đức liên quan tới tự thể (noumène, chose en soi) của con người, tức là một hiện hữu (être) tự do và độc lập so với các sự vật.
Những sai lầm của các triết thuyết đạo đức cổ truyền, theo Kant, nằm ở điểm chúng tìm cách lấy sự hiểu biết lý giải làm nền tảng. Trở về sự "ngu dốt" (ignorance) của Socrate, Kant kết luận rằng phải từ bỏ sự hiểu biết (lý trí lý thuyết) để nhường chỗ cho đức tin và trực giác (lý trí thực tiễn).
- Từ đó Kant tìm ra nguyên tắc của sự "bắt buộc đạo đức" (obligation morale) mà ông định nghĩa như "sự tất yếu của một hành động tự do, dưới ảnh hưởng của sự phán quyết (impératif catégorique) của lý trí". YÙ chí đạo đức của con người sẽ được qui định một cách khách quan qua sự phổ biến của tôn chỉ hành động :"Hãy chỉ nên hành động theo tôn chỉ nào mình muốn nó đồng thời trở thành luật lệ cho tất cả mọi người ". (Agis uniquement d'après la maxime qui fait que tu puisses vouloir en même temps qu'elle devienne une loi universelle) (xin lỗi tôi dịch dở, hơi khó nghe, đạo hữu nào biết câu dịch hay hơn xin cho biết).
Một khi đã hiểu sự "bắt buộc đạo đức" vô điều kiện đó, mà người ta đã tự mình buộc vào (ob-ligare), thì đạo đức có nghĩa là luôn luôn hành động vì bổn phận chứ không phải vì thiện chí (bonne volonté), tức là ý chí làm thiện.
- Trên nấm mộ của Kant có ghi câu : "Trên tôi có Trời, trong tôi có lý trí". Sự nghiệp triết học của ông rất lớn lao, và ông đã làm sáng tỏ rất nhiều về vai trò của lý trí. Nhưng ông vẫn, như nhiều triết gia Tây phương, quan niệm rằng có hai thế giới khác biệt là hiện tượng (phénomènes) và tự thể (noumène).
Trong khi đó, đạo Phật coi hiện tượng với tự thể là một ("sắc tức thị Không...").
Cả hai đều cho rằng tự thể không thể nào hiểu biết trọn vẹn được bằng lý trí thông thường.
Nhưng để xây dựng nền tảng của đạo đức, Kant từ bỏ sự hiểu biết để nhẩy sang đức tin, sang trực giác, tự tạo ra cho mình một sự "bắt buộc đạo đức" (obligation morale) dựa lên sự phán quyết (impératif catégorique) của lý trí. Người ta gọi tính chất hình thức (formalisme) của triết lý đạo đức của Kant là như vậy.

Xin chị Kim Lan và các đạo hữu có ý kiến về vấn đề này soi sáng thêm cho.

Thân mến,
NP

De : Nguyên Phước

Date : Lundi 5, Avril 2004 13:06
Objet : Re: [nguoicusi] thien/ac

Xin thêm vài câu, vì bài trên có thể gây ngộ nhận về chữ "tự thể".
Noumène là một danh từ dùng bởi Kant, từ chữ Hy Lạp
nooumenon=sự vật tư duy (chose pensée), rất khó định nghĩa : khái niệm sự vật tự nó, vượt khỏi mọi kinh nghiệm cảm tính (concept de la chose en soi, concue comme au-delà de toute expérience sensible).
Chữ này cũng rất khó dịch, có nơi dịch là tự thể, có nơi dịch là bản thể.
Nó không phải là "tự ngã" của hiện tượng, cho nên tôi mới nghĩ rằng đó có thể là cái mà đạo Phật gọi là chân như hay như như (ainsité, tel quel).
Nếu sai lầm, xin các đạo hữu chỉ bảo cho.
Cảm ơn các đạo hữu .
NP

[ Đầu trang ]
De : Pháp Hiền
Date : Mardi 6, Avril 2004 7:35
 thien/ac

Cám ơn anh NP nhiều,
Về câu "Agis uniquement d'après la maxime qui fait que tu puisses vouloir en même temps qu'elle devienne une loi universelle", đề nghị dịch như vầy :
"Hãy chỉ nên hành động theo tôn chỉ nào mà mình cũng muốn nó trở thành luật lệ cho mọi người"\
Tôi nhớ, ở Pháp, André Ville-le-Comte (không nhớ có đúng tên chăng) có viết, đại khái rằng : Gọi là thiện là điều có thể áp dụng một cách phổ quát\
Khổng Tử, trong Trung Dung, thì nói : Đừng làm cho người khác những gì mà mình không muốn" (kỷ sở bất dục vật thi ư nhân);
một đoạn khác lại khuyên bậc quân vương :
"Hãy làm cho người khác những gì mình muốn" (kỷ sở dục thi nhân)\
Tựu chung, cả 3 phát biểu tren diễn cùng một ý\
Thân - PH.

[ Đầu trang ]
De : Tâm Đăng
Date : Mardi 6, Avril 2004 11:59
 thien/ac
 

"Hãy làm cho người khác những gì mình muốn" (kỷ sở dục thi nhân)\
>
Td lai thác măc cai cau nay , cai minh muốn chua chac la cai nguoi ta muốn va lam nguoi ta vui lòng

Minh muon di nghe thuyet pháp , nguoi ta muon di choi disco nhay dầm neu minh lai ru ho di chuà nghe anh Bách thuyet phap thi ho dau co vui :-(
Chi bằng minh ( neu muon nop đơn thi vao truong bo tat nhu anh ND day ) thi... di disco luon voi ho cho ho vui ( tuu diem thi dao trang :-) nhung nhieu khi nôi công chưa manh di vao tuu diem bi
..đoa luôn !!!

Thay Hang truong co noi " lam sao cho nguoi khác cảm dông " thi la hanh dong cua bo tat .
Thay Nhat hanh day " hieu va thuong " phai hieu va biet nguoi kia muon gi de ma dem den cho ho

" sáng cho nguoi thêm niem vui
chieu giup nguoi bớt khổ "

cac dao huu nao muon tâp.. nôi cong cho khoe manh , thiền duoc lâu khong tẩu hoa nhap ma thi sang năm 2005 tu 5 den 7 thang 5 se co thay Phung Son tu ben Mỹqua truyen cho chung ta mon" khí công tâm pháp" , xin cac dao huu ghi ngay truoc nhé
than kinh
TDTN

[ Đầu trang ]
De : Pháp Hiền
Date : Mardi 6, Avril 2004 8:26
thien/ac

Thưa anh NP và quý vị,
Theo chỗ tôi nghĩ : trong tiếng Việt, ta có cặp từ vựng : hiện tượng và bản chất (hay bản thể), dùng để dịch cặp từ :
phenomenon và noumenon\ Vậy, noumenon là cái "đàng sau" (chỉ nhận biết được bằng tư duy); và phenomenon là cái có thể nhận biết được bằng 5 giác quan\
Cái noumenon này có thể tương ứng với bhava (sanskrit), mà Pháp dịch là être/hữu (nhu "hữu" trong 12 nhân duyên); khác hă? với tathaga (chân như, hay như như) là cái vươ.t ngoài có/không\
Thân - PH.

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Lạc
Date : Mardi 6, Avril 2004 15:25
 thien/ac

TDTN oi,

Tôi xin phép hỏi xem TDTN có sửa câu của Khong Tu ghi trong Luận Ngữ, thiên 12, không?
Câu đó là:
"Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân",
nghiã là:
Cái gì mình KHÔNG MUỐN,thìđừng làm cho nguoi khác.
Khác với:"Kỷ sở dục, thi nhân" đấy chứ? TDTN nghĩ sao.

NL.
TB:Làn này thì không lạc dau.
Nói có sách đấy.
 

De : Nguyên Lạc
Date : Mardi 6, Avril 2004 15:32
 thien/ac

Toi đọc TDTN truoc khi đọc thày Pháp Hiền,nen chi biét cau:
"Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân" cua Khong Tu ghi trong Luan ngữ .
Nay dọc thày Pháp Hiền biét them cau:
"Kỷ sở dục, thi nhân"
Phải nói là cau thứ hai này tôi nghe nói làn dàu, còn cau thứ nhất tôi nghi mọi nguoi VN (khong ke nguoi Trung Hoa)mà nói và đọc duoc tiéng Viet đèu nghe nói tới hét.

Bien học menh mông.

NL.

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Phước
Date : Mardi 6, Avril 2004 23:19
thien/ac

Cảm ơn thầy PH đã dịch lại câu của Kant, và cho biết hai câu của Khổng tử.
Còn một câu nữa của Kant cũng không khác lắm, nhờ thầy dịch giùm :
"Agis de telle sorte que tu traites l'humanité aussi bien dans ta personne que dans la personne de tout autre comme une fin et jamais simplement comme un moyen".

Triết gia Pháp thầy nói đến chắc là André Comte-Sponville.
Quan điểm của ông cũng không vững lắm, vì nếu "gọi là thiện là điều có thể áp dụng một cách phổ quát" thì :
- chiến tranh, là một trong những điều phổ quát nhất trong lịch sử nhân loại, có phải là thiện không ?
- khổ đau, cũng phổ quát như vị mặn của nuớc biển, có làmột điều tốt cho con người không ?
- vân vân và vân vân...

Vấn đề của các danh từ triết học là mỗi triết gia định nghĩa danh từ theo lối mình : sự phân chia ra phénomène và noumène là một đặc điểm của Kant.
Chúng ta không thể nào biết được gì về noumène, vật tự nó (chose en soi), mà chỉ có thể quan niệm rằng nó có thể có được (Nous ne savons et ne pouvons rien savoir sur les noumènes, choses en soi. Nous pouvons seulement les concevoir comme possibles). Và chỉ có thể hiểu noumène theo nghĩa âm tính (négative), tức là vật không là vật thể của trực giác cảm tính (une chose en tant qúelle n'est pas objet de notre intuition sensible).
Khái niệm "tư do " của Kant cũng rất khác biệt với khái niệm "tư do " của Spinoza, của Sartre, v.v.
Theo tôi, có lẽ nên dành chữ "bản chất" cho "substance" của Spinoza. Tôi cũng không nghĩ rằng noumène tương đương với bhava (becoming, process of existence) trong đạo Phật.
Nói tóm lại, noumène vừa khó định nghĩa, vừa khó dịch...

Xin lỗi các đao hữu nào thấy nói chuyện về triết hơi nhức đầu một chút !

Thân mến,
NP

[ Đầu trang ]
De : Nguyên Lạc
Date : Mardi 6, Avril 2004 15:46
thien/ac

Thày Pháp Hiền than mén,

tôi chót viét cho TDTN là cau"Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân" là loi nói cua Khong Tu,ghi trong Luan ngu,chuong 12, cò n câu"Kỷ sở dục, thi ư nhân" thì tôi hoàn toàn khong biét o trong sách nào vìchưa bao gio nghe nói tới. Thày chỉ cho tô i biét cau đó o sách nào ra?

Nhan vat André Ville-le-Comte tôi tim trong Dictionnaire Larousse và sách Citations Larousse khong thay ten. Nhan vat này song trong thé ky nào?

Néu Thaỳ có thi gio hãy tra loi vì đay chỉ là tò mò mà thoi.

Than:VNQ.

[ Đầu trang ]
De : Pháp Hiền 
Date : Mercredi 7, Avril 2004 13:01
thien/ac

Cam on anh NP, dung roi André Comte-Sponville. Lau qua roi, cho nen toi da quen di nhieu. Co le toi dien ta khong dung dau.
Hinh nhu ong ta viet dai loai nhu vay : "gọi là thiện là điều có thể áp dụng được một cách phổ quát". Va duoc giai thich, kieu nhu : khi mot nguoi muon ngoai tinh, chang han, thi hay suy nghi neu cac nguoi khac trong gia dinh cung ngoai tinh thi su viec se ra sao ? co chap nhan duoc khong ? etc...

Ve cau : "Agis de telle sorte que tu traites l'humanité aussi bien dans ta personne que dans la personne de tout autre comme une fin et jamais simplement comme un moyen", toi nghi co the dich nhu vay : "hay hanh dong theo kieu anh doi xu voi loai nguoi, voi chinh anh cung nhu voi moi nguoi khac, nhu la cuu canh chu khong bao gio nhu la phuong tien".

Ve khai niem noumène, toi van nghi no la "cái hữu" anh ạ

Ve hai cau cua Khong Tu, cau "Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân" thi trong LUAN NGU; con cau "Kỷ sở dục, thi ư nhân" la trong TRUNG DUNG, o phan khuyen dang quân vương, "neu muon duoc dan yeu qui, thi hay yeu qui dan"...

Than - PH.


 
 [ Trở về ]