Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 53

Kinh Hữu Học
( Sekhasuttam )
- Discourse For Learners -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 

( Từ ngữ quen thuộc )

II. NỘI DUNG KINH HỮU HỌC

1. Đây là thời pháp Thế Tôn giảng cho dòng họ Thích ca ở Ca-tỳ-la-vệ vào buổi tối cho đến quá nửa đêm. Một thời Pháp rất dài và được giảng vào năm Thế tôn trọng tuổi ( Thế Tôn bị đau lưng ).Tiếp theo là thời Pháp do tôn gỉa A-Nan đảm trách. Bản kinh 53 nầy chỉ thuật lại nội dung Hữu học pháp mà tôn giả A-nan trình bày.

2. Để đắc Thánh qủa ( Sa-môn qủa ) từ Nhập Lưu đến Bất Lai, các đệ tử Thế Tôn cần thực hành thành tựu các Pháp :

- Thành tựu giới hạnh.

- Hộ trì các căn.

- Tiết độ ăn uống.

- Chú tâm cảnh giác.

- Thành tựu Tín, Tàm, Qúy, Đa văn, Tinh tấn, Niệm và Trí tuệ.

- Hiện tại lạc trú.

Sau khi thành tựu các Pháp trên thì vị Tỷ kheo trở nên như trứng được ấp, chỉ chờ đúng thời là gà con tự phá vỡ vỏ trứng, sẽ thành tựu tâm giải thoát và tuệ giải thoát, minh và hạnh đầy đủ của một bậc Thánh Vô học, Vô lậu.

3. Thế Tôn ấn khả nội dung thuyết giảng trên của bậc tôn giả đa văn đệ nhất...

III. BÀN THÊM

1. Bản kinh Hữu Học được giảng cho các Cư sĩ dòng Sakya. Điều nầy xác định rằng nội dung của các Pháp thực hành trên tương tự kinh Bát Thành 52, cũng dành cho các cư sĩ. Toàn bộ công phu trên đối với một Phật tử có Chánh kiến chỉ gom vào hai điểm cần nhớ :

1.1. Giác tỉnh ngăn tham ái khởi lên từ sáu căn.

1.2. Phát triển Niệm lực, Định lực và Thiền quán.

2. Các bản kinh hầu như chỉ thêm một lần lập lại một lộ trình của những bước đi giải thoát, nhưng không phải vì thế mà bản kinh không trở nên mới mẻ, không chuyên chở những gì mới mẻ, do vì :

2.1. Đối với hội chúng đang lắng nghe thì thực sự mới mẻ, rất mới mẻ.

2.2. Đối với các Tỷ kheo được nghe nhiều lần hay với các học giả, hành giả ngày nay đọc nhiều bản kinh, hoặc đọc một bản kinh nhiều lượt, thì vẫn là mới mẻ, bởi vì thính chúng đang nghe với sự tập trung mạnh hơn, với sự giác tỉnh về cái nguy hiểm của các tâm cấu uế, của tầm, của tứ, của các cảm thọ và của cái gọi là " pháp được tán thành, do duyên tác thành ". Nó trở nên mới mẻ bởi vì được đón nhận với cái tâm thức sáng suốt hơn, định tỉnh hơn và với nhiệt tình, quyết tâm giải thoát mạnh mẽ hơn.

Với bậc Hữu học thì các Pháp hữu vi luôn luôn trở nên mới mẻ tương ứng với công phu phát triển giải thoát của tự thân.

-ooOoo-

( Nguyên Trừng đánh máy theo ấn bản do Hòa Thượng Chơn Thiện trao tặng)

[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 26-11-2003