Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 106

Kinh Bất Động Lợi Ích
( Ànanjasappàyasuttam )

- Discourse On Beneficial Imperturbability -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Ghi Chú :

(1) Trong bản dịch Việt ngữ, Đại Tạng Kinh Việt Nam, 1992, đoạn thứ ba ( kể từ đầu kinh ghi rằng)  :  

" Ở đây, các ác, bất thiện ý này dẫn đến tham dục, sân hận, khích động và chính những pháp ấy tác thành chướng ngại trong việc tu tập của các đệ tử của các bậc Thánh... "

(2) Đoạn 4 của bản dịch Việt ngữ (ibid) ghi :

" Lại nữa, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: ' Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, phàm bất cứ sắc pháp gì, là bốn đại chủng và sắc do do bốn đại chủng tạo thành'..." Viết đúng là :

" Lại nữa này các Tỷ kheo, vị đệ tử của bậc Thánh suy nghĩ như sau: ' những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, và bất cứ sắc pháp gì đều là sắc pháp bao gồm bốn đại chủng và những gì do bốn đại chủng tạo thành '... "

(3) Phần giữa của đọan ba ghi :

"... Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, chiến thắng thế giới, sau khi xác định vị trí của ý... "

Viết đúng là :

"... Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, chiến thắng thế giới, với quyết định tâm... "

(4) Trang 102, Trung III, Đại tạng Kinh VN, 1992, ghi :

" Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn : ' Bạch Thế Tôn, ở đây vị Tỷ kheo hành trì như vậy và suy nghĩ : ' Nếu ( trước ) không có như vậy, thời có thể không là của ta; nếu ( nay ) không có như vậy thời có thể sẽ không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiệncoù và những gì đã có ' . Và như vậy vị ấy được xả. Bạch Thế Tôn, một vị Tỷ kheo như vậy có chứng được cứu cánh Niết bàn không "

Viết đúng ( và sát nghĩa ) nguyên bản là :

"... Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn ; ' Bạch Thế Tôn, ở đây vị Tỷ kheo hành trì như vậy và suy nghĩ : ' Nếu nó đã không hiện hữu, nó đã không là của ta; nếu nay nó không hiện hữu, nó không là của ta '; ta nay đoạn trừ những gì đang có và những gì đã có ' - như vậy vị Tỷ kheo chứng đắc xả. Bạch Thế Tôn, vị Tỷ kheo nầy có đắc được Niết bàn tối hậu không ? "

II. NỘI DUNG KINH

1. Một thời Thế Tôn ở thị trấn Kammassadhamma thuộc dân Kuru đã giảng dạy cho các Tỷ kheo về sự hư đối, nguy hiểm của dục lạc ( sensual pleasures ); dục lạc thuộc ma giới cần được loại bỏ để thành tựu các lợi ích giải thoái.

2. Dục lạc trong hiện tại, tương lai, các dục tưởng hiện tại và tương lai là pháp chướng ngại. Để loại bỏ chướng ngại nầy, vị Tỷ kheo cần làm sinh khởi và an trú vào các tâm vô lượng, tâm Sắc và vô sắc ( tâm đại hành ) để thành tựu tâm bất động trong hiện tại chìm sâu vào trí tuệ; vị Tỷ kheo cần thiền quán đối tượng của dục là các sắc, do Tứ đại và các sắc do Tứ đại sanh, khởi lên, an trú trong tâm thanh tịnh của thấy biết nầy; thiền quán các dục và các sắc ( đối tượng của dục ) là vô thường không đáng để ham muốn, chấp trước. Đó là ba hành đạo về lợi ích bấtđộng "

3.Vị Tỷ kheo cần thiền quán các dục, dục tưởng hiện tại và tương lai và cả bất động tưởng ( thành tựu các pháp hành trên ) nếu được đoạn diệt thì tâm liền an tịnh, thành tựu đệ nhất hành đạo về lợi ích vô sở hữu xứ.

4. Vị Tỷ kheo thiền quán : " Ngã và ngã sở là trống không "; đây là đệ nhị hànhđạo về lợi ích Vô sỡ hữu xứ.

5. Vị Tỷ kheo thiền quán : " Ngã và ngã sở không có mặt bất cứ ở đâu, dưới hình thức nào ". Đây là đệ tam hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

6. Vị Tỷ kheo thiền quán : Các dục, dục tưởng, Bất động tưởng, Sắc tưởng, tất cả các tưởng được đoạn diệt thì tâm tịch tịnh, thù diệu của Phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Đây là hành đạo về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

7. Vị Tỷ kheo " đoạn trừ những gì đang có và đã có " sẽ đắc được xả. Nếu vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, thủ trước xả ấy, thủû trước phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì sẽ không thể đắc được Niết bàn tối hậu. Nếu không thủ trước xả ấy, thì sẽ đắc Niết bàn tối hậu.

III. BÀN THÊM

1. Dục lạc, hay ngũ dục lạc là đối tượng trói buộc tâm con người mãnh liệt nhất. Do dục tưởng mà lòng dục ngày càng mạnh, các dục lạc càng trói buộc mạnh mẽ hơn. Lòng dục và đối tượng của dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc ) trở nên như lẽ sống và sự thật của sự sống con người. Do dục mà nuôi dưỡng, phát triển tham, sân. Bản chất của dục là si muội, nên dục tưởng nuôi dưỡng và phát triển mạnh tham, sân, si (cội nguồn của các ác pháp, bất thiện pháp) và là chướng ngại lớn nhất của công phu tu tập giải thoát.

2. Bước giải thoát đầu tiên là đối đầu với dục lạc, dục tưởng và đoạn trừ chúng. Khi dục tưởng được cắt đứt thì tâm an tịnh, bất động có mặt, thiền quán được phát triển : cái thấy biết về sự thật duyên sinh, hữu vi, vô thường của các thứ sắc pháp và của dục tưởng được an lập, phát triển: trí tuệ được phát huy.

3. Phát triển mạnh thiền quán ấy, phát triển mạnh cái thấy biết rằng : Ngã và ngã sở không thực có, là trống rỗng, thì tâm sẽ vào giải thoát bất động của Vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tại đây, nếu hành giả hoàn toàn xả ly, không chấp thủ vào cảm thọ xả, vào tri kiến ấy thì sẽ thể nhập Chánh trí, đắc Niết bàn tối hậu.

Như vậy, ở đây Niết bàn là đồng nghĩa với Thủ diệt, Thọ diệt, Tưởng diệt hay Bgũ thủ uẩn diệt. Nó cũng đồng nghĩa với Ái diệt.

4. Bản kinh 106 giới thiệu đích điểm, hay tinh yếu của công phu giải thoát. Tại đây, sắc thái đặc thù của giáo lý Phật giáo cũng hiện rõ. Vấn đề còn lại duy nhất của hành giả là quyết tâm đoạn dục, đoạn trừ chấp trước ngã và ngã sở.

-ooOoo-


[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 01 -12-2005