Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 44

Kinh Ngắn : Phương Quảng
( Culavedallasyttam )
- Lesser Discourse Of The Miscellany -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 

- Visàkha : Theo Trưởng lão Tăng kệ và Ni kệ, Dhammadinnà vốn là vợ của Visàkha sống hạnh phúc trong đời sống gia đình. Visàkha nghe Thế Tôn thuyết pháp và đắc quả A- na-hàm. Từ đó Visàkha không nhận các cử chỉ thân mật đối xử từ vợ, quyết định giao toàn hộ gia sản cho vợ và xuất gia.

Dhammadinà nghĩ rằng Visàkha có thể đắc Thánh quả thì bà cũng có thể, liền xin Trưỡng lão Ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề xuất gia, tinh cần tu tập, không bao lâu bà đắc quả A-la- hán khi Visàkha chưa kịp xuất gia.

Được tin Tỷ-kheo-ni Dhammadinnà đắc Thánh quả, Visàkha đến yết kiến, thử tìm hiểu sự thật. Câu chuyện vấn đạo của Visàkha được kiết tập thành bản kinh 44.

Dhammadinà trả lời câu hỏi về Diệt thọ tưởng định và Niết bàn chứng tỏ ni cô đã đắc A la-hán, quả vị mà Visàkha chưa có kinh nghiệm giải thoát.

Các câu hỏi từ đầu đến "Thân kiến" là trắc nghiệm về sự chứng ngộ quả Tu-đà hoàn.

Câu hỏi về " Bát thánh đạo " là hữu vi hay vô vi là trắc nghiệm kinh nghiệm giải thoát đến A-na- hàm (Hữu học).

Câu hỏi về Diệt thọ tưởng định và Niết bàn là trắc nghiệm quả chứng A-la-hán, Các câu trả lời của ni cô Dhammadinà đã vượt khỏi hiểu biết của Visàkha, chỉ có đức Thế Tôn mới dạy rõ, và đức Thế Tôn đã xác nhận; "Tỷ-kheo-ni Dhammadinà là bậc Hiền trí! là bậc Đại tuệ..."

- Không xúc : Sunnato phasso : Impingement thas is void: Hành giả thấy không có ngã, không có ngã sở: thấy rõ sự thật vô ngã.

- Vô tướng xúc : Amimitto phasso : Impingement that is signless : Thấy rõ vô thường.

- Vô Nguyện xúc : Appanihito phasso : Impingement that is undirected (to ill) : hành giả nhận ra tham, sân, si dẫn đến khổ đau nên tâm không còn tham, sân, si.

I I. NỘI DUNG KINH NGẮN PHƯƠNG QUẢNG

1. Bản kinh có các nét giáo lý đáng chú ý:

1.1. Phân biệt năm uẩn và năm " thủ " uẩn...

1.2. Định nghĩa thực chất của " thân kiến " (Sakkàyaditthi): Xem sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự ngã...

1.3. Bát Thánh đạo là pháp hữu vi...

1.4. Thở vô, ra là thân hành; tầm, tứ là khẩu hành và thọ, tưởng là tâm hành.

1.5. Về tâm hành của một vị chứng nhập Diệt thọ tưởng định và xuất khởi Diệt thọ tưởng định...

1.6. Định nghĩa về Niết bàn: Niết bàn không thể bàn được, vì đã thoát ly Ngũ thủ uẩn

2. Visàkha chưa chứng quả "Vô học" nên không thể lượng định được về Diệt thọ tưởng định và Niết bàn. Chỉ có thể chứng mới biết, chứ không thể biết qua ngôn ngữ.

III. BÀN THÊM

1. Tỷ-kheo-ni Dhammadinà đến với Thế Tôn, Tăng già, sau cư sĩ Visakhà, nhưng lại chứng quả A-la-hán trước Visàkha. Điều nầy nói lên rằng về mặt giải thoát, đoạn trừ lậu hoặc, hay mặt trí tuệ giải thoát, thân nữ không có gì vướng ngại.

2. Nam cư sĩ Visàkha, dù đã đắc A-na hàm, vẫn theo pháp, cung kính đảnh lễ Tỷ-kheo-ni Dhammadìna. Đảnh lễ này còn biểu hiện ý nghĩa là đảnh lễ một trí tuệ giải thoát. Thật đáng suy gẫm!

-ooOoo-

( Nguyên Trừng đánh máy theo ấn bản do Hòa Thượng Chơn Thiện trao tặng)

[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 22-06-2003