Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 73

Kinh Lớn Vacchagotta
( Mahà - Vacchagottasuttam )

- Greater Discourse To Vacchagotta -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 

( Các từ ngữ quen thuộc )

II. NỘI DUNG  KINH  LỚN VACCHAGOTTA

1. Vacchagotta xin Thế Tôn dạy đại cương về Thiện pháp và Bất thiện pháp, Đức Thế Tôn dạy :

- Tham, sân, si : Bất thiện pháp ( Kinh Trung I xác định tham, sân, si là căn bản của Bất thiện pháp )

- Vô tham, vô sân, vô si : Thiện pháp ( căn bản của Thiện pháp )

- Thập ác hạnh : Bất thiện pháp : sát sanh; lấy của không cho; tà hạnh trong các dục; ( ba nghiệp của thân )

* Vọng ngữ : nói hai lưỡi; nói ác khẩu; nói phù phiếm; ( 4 nghiệp của miệng )

* Xan tham, sân tà kiến ( 3 nghiệp của ý )

Ngược lại với 10 ác hạnh ấy là 10 thiện hạnh.

2. Khi Ái bị cắt đứt tận gốc rễ, không thể sát sanh thì vị Tỷ kheo đắc quả A-la-hán, thành tựu phạm hạnh.

3. Vacchagotta tiếp xin Thế Tôn xác định các đệ tử xuất gia ( Tăng, Ni ) và tại gia ( nam, nữ cư sĩ ) của Thế Tôn có thể thành tựu phạm hạnh không ?

- Đức Thế Tôn dạy :

* Không phải chỉ có 100 hay cho đến 500 mà nhiều hơn thế là số lượng các Tỷ kheo chứng đắc A-la-hán, các Tỷ kheo ni đắc A-la-hán.

* Cũng nhiều như thế các nam nữ cư sĩ đắc A-na-hàm ( và các quả Thánh Hữu học ) các nữ cư sĩ đắc A-na-hàm ( và các quả Thánh Hữu học )

*Với các nam, nữ cư sĩ tại gia hưởng thụ vật dục, xây dựng Thánh giáo ( phục vụ các Phật sự ) đã độ nghi đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo( rất nhiều người đắc quả Tu đa-hoàn ). Các cư sĩ nam nữ sống phạm hạnh thì có rất nhiều người đắc A-na-hàm.

Vacchagotta kết luận : Khi lý tưởng phạm hạnh dược Thế Tôn thực hiện thành mãn; các hàng đệ tử xuất gia và tại gia của Thế Tôn thực hiện thành mãn, như vậy phạm hạnh thành mãn trọn vẹn.

4. Trong kinh 72, Vacchagotta hầu chuyện với Thế Tôn ở Xá-Vệ (Sàvatthì) và đã trở thành Phật tử tại gia; trong kinh 73 nầy Vacchagotta bạch xin Thế Tôn xuất gia thành Tỷ kheo.

Nửa tháng sau đó, Vacchagotta đắc quả A-na-hàm và xin Thế Tôn chỉ dạy pháp hành để đắc quả A-la-hán.

Thế Tôn dạy Thiền chỉThiền quán để thành tựu các pháp thượng nhân và tam minh ( đắc Lục thông ). Chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó ( có lẽ cũng chừng vài tuần lễ ) Vacchagotta đắc quả A-la-hán có đại thần lực, đại oai lực.

III. BÀN THÊM

1. Về nội dung giáo lý, hay pháp hành, thì chỉ 20 kinh đầu của Trung Bộ I đã giới thiệu khá đầy đủ. Các kinh tiếp theo thì chỉ lặp lại nội dung ấy, đôi khi có triển khai hay nhấn mạnh đến một số khía cạnh chi tiết. Kinh 73 cũng thế, lập lại nội dung của con đường phạm hạnh dành cho xuất gia và tại gia. Tuy thế, kinh 73 cũng giới thiệu một số điểm nhỏ đáng chú ý dưới đây.

2. Một số điểm đáng chú ý

2.1. Thế Tôn chỉ dạy Thiền chỉ và Thiền quán cho Vacchagotta, khi Vacchagotta đã đắc A-na-hàm quả :

- Nhờ Thiền chỉ mà đắc các pháp thượng nhân, hay tâm giải thoát, đắc thiên nhĩ thông, tha tâm thôngthần túc thông ( chỉ nhờ tác ý, khởi tưởng hướng về đối tượng )

- Nhờ Thiền quán, dẫn tâm vào Tam minh : Túc mệnh minh, thiên nhãn minh và Lậu tận minh (chỉ cần hướng tâm, dẫn tâm đến đối tượng) 2.2. Vacchagotta, du sĩ ngoại đạo, có thể xem là người học giả ở đời, một học giả đi tìm chân lý. Hẳn kinh đã ghi lại (Trưởng lão Tăng kệ), Vacchagotta rất thường đón đường hầu chuyện Thế Tôn về các vấn đề sự thật của con người và thế giới, về các quan điểm tu hành v.v...

Tại Trung bộ kinh II, có ba kinh liên tiếp đề cập đến 3 cuộc đàm đạo giữa Thế Tôn với Vacchagotta : ( kinh 71, 72, 73 ).

- Kinh 71, đàm đạo về trí tuệ của Thế Tôn.

- Kinh 72, đàm đạo về 10 câu hỏi siêu hình.

- Kinh 73, đàm đạo về ý nghĩa trọn vẹn của lý tưởng phạm hạnh : khi bậc đạo sư và các hàng đệ tử đều có thể thân chứng viên mãn. Rồi Vacchagotta xuất gia và tự mình trong một thời gian hai tuần lễ đắc được quả Bất lai; trong một thời gian ngắn ngủi tiếp theo thì đắc lục thông, A-la-hán có đại uy lực. Như thế kinh 73 có thể là kinh điển hình nhất để giới thiệu với hàng trí thức thời đại, những ai học rộng có khát vọng tìm kiếm chân lý. Bản kinh bao gồm hai phần giáo lý thực hành rõ rệt :

a/ Phần đạo đức xã hội : hành vô tham, vô sân và Chánh kiến, hay hành thập thiện nghiệp.

b/ Phần đạo đức giải thoát : hành đầy đủ Giới, Định, Tuệ để cắt đứt 10 kiết sử, thành tựu tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

Cũng có thể phát biểu rằng : Gồm ba kinh 71,72,73 thành một nội dung giáo lý để giới thiệu cho hàng trí thức thời đại ( những ai chưa phải là Phật tử và cả các Phật tử tại gia ) như là một pháp môn dành riêng cho căn cơ nầy.

-ooOoo-


[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 20-06-2004