Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 105

Kinh Sunakkhatta
( Sunakkhattasuttam )

- Discourse To Sunakkhatta -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

- Sanh y : Upadhi : Clinging : sự bám chặt vào các xúc xứ, các hiện hữu.

I. NỘI DUNG KINH SUNAKKHATTA

1. Lúc Thế Tôn trú ở Trùng Các giảng đường tại Vesalì (Tỳ-xá-ly ), có nhiều vị Tỷ kheo tuyên bố thành tựu phạm hạnh, có một nghi ngờ khởi lên trong một số Tỷ kheo. Sunnakkhatta bạch hỏi Thế Tôn về sự thật của các lời tuyên bố trên.

Thế Tôn dạy :

- Một số Tỷ kheo đã tuyên bố một cách chân thật, một số thì tuyên bố không thật về sự thành tựu của mình. Đối với các Tỷ kheo tuyên bố không thật ( Tăng thượng mạn ), Thế Tôn nghĩ rằng cần phải thuyết pháp cho họ.

- Một số Tỷ kheo si ám thì bày chuyện hỏi Như Lai; đối với hạng Tỷ kheo nầy, Thế Tôn nghĩ cũng cần thuyết pháp cho họ.

2. Thế Tôn dạy về các hạng đệ tử của thế Tôn :

2.1. Hạng đang vướng vào ngũ dục lạc thì tâm hướng hướng về thế giới của ngũ dục lạc ...

2.2. Hạng đang hướng về bất động thì lánh xa thế giới của ngũ dục lạc ...

2.3. Hạng đang hướng về Vô sở hữu thì tránh xa thế giới của bất động và ngũ dục lạc ...

2.4. Hạng đang hướng về Phi tưởng phi phi tưởng thì tránh khỏi Vô sở hữu, bất động và ngũ dục lạc...

2.5. Hạng hướng về Niết bàn, thì tránh xa các hướng trên.

2.6. Hạng hướng về Niết bàn, biết tham ái là mũi tên, thuốc độc, vô minh gây não hại với dục, tham, sân, nhưng sáu căn lại còn truy cầu vị ngọt của sáu trần; nên tâm bị nhiễu loạn bởi tham dục... không thoái ly nỗi tham dục, đi đến đau khổ, có thể hoàn tục; có người thì kịp giác tỉnh trở về công phu hướng đến ly tham, Niết bàn; có người thì có giác tỉnh mạnh không truy cầu sáu trần, tâm không rơi vào đau khổ, phát triển định, tuệ và giải thoát, nhất hướng đi đến Niết bàn.

III. BÀN THÊM

1. Thế Tôn, qua kinh số 105, đã xác nhận một sự thật trong Giáo Hội của Thế Tôn.

- Có một Tỷ kheo tăng thượng mạn, chưa chứng các Quả vị giải thoát mà tự tuyên bố đã chứng. Tình trạng nầy thì rất phổ biến và khá trầm trọng trong Giáo Hội xa dần thời kỳ Chánh pháp. Đây là dạng tâm lý giải thoát suy thoái, đi ngược lại với yêu cầu của giải thoát : Lẽ đáng giải thoát là thoát ly khỏi tham ái, chấp thủ tự ngã, thì tâm lý suy thoái lại vì tham ái, vì chấp thủ tự ngã, vì cung kính, danh vọng và lợi dưỡng mà tuyên bố giải thoát.

Nhân đây, Thế Tôn dạy về truyền thống của các tâm lý giải thoát của các đệ tử của Thế Tôn giúp người học Phật và hành giải thoát có cơ sở để thẩm định.

- Có hạng người đặt ra các câu hỏi nhưng là vì tâm lý huyênh hoang, mà không phải vì " cầu tri ". Hạng tâm lý nầy cũng cần biết truyền thống của tâm lý giải thoát để tự biết mình, tự sửa mình.

Bản kinh 105 là thái độ giáo dục của Thế Tôn về hai hạng tâm lý suy thoái trên.

2. Tuyên bố chứng đắc A-la-hán là truyền thống của Pháp và luật : Làm vậy là để cho các tỷ kheo trẻ tuổi và các Tỷ kheo Hữu học biết đểà tôn kính, tránh các lỗi lầm. Một vị Thánh Vô học là vị đã cắt đứt chấp thủ tự ngã nên không bao giờ tuyên bố chứng đắc để đề cao tự ngã. Nói khác đi, vì không còn vướng mắc tự ngã nên tuyên bố chứng đắc vậy.

3. Ngoại trừ chứng đắc A-la-hán, một vị Tỷ kheo cần tuyên bố, các Quả vị chứng đắc khác nếu được tuyên bố thì trái với truyền thống của Pháp và Luật của bậc Thánh mà một vị chân tu sẽ không bao giờ làm.

-ooOoo-


[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 01 -12-2005