[ Trở về ]

Tánh Không
( nguoicusi@yahoo.fr )
Hiểu Biết Về Tánh Không Geshe Kelsang Gyatso/  Thích Nữ Trí Hải dịch
Góp ý về Tánh Không - Nguyên Phưóc
Tánh Không - Tuệ Minh Đức
Tánh Không, Vô Ngã ... - Nguyên Đạo
Không và  im lặng - Nguyên Phưóc
Nghĩa chữ "Không" theo Đạo Phật Nguyên Thủy - Thích Minh Châu
Tánh Không - Nguyễn Đình Thi
Cái nhìn của Bồ Tát Đại thừa mới thấu nhập được tính không cuả các Pháp - Trúc Tuệ
Tánh Không , Bát Nhã Tâm Kinh - Nguyên Khánh
Góp ý thêm về Không - Nguyên Phưóc
Vô Thường, Vô Ngã, Tánh Không ... - Nguyên Đạo
Thêm vài ý tản mát thô sơ - Tuệ Minh Đức
Thơ và tánh Không - Nguyên Phưóc
Chữ " Không "  trong bài kinh Bát Nhã - HT Thích Thanh Từ - 1999
 Cuộc sống thường ngày và tánh Không - Nguyễn Đình Thi
Tánh Không - Thích Chơn Thiện
Đọc thêm

HIỂU BIẾT VỀ TÁNH KHÔNG
(Trích trong Phật Giáo Truyền Thống Đại Thừa)
Geshe Kelsang Gyatso/  Thích Nữ Trí Hải dịch

Việc học và hành về tánh không là công việc sâu xa lớn rộng. Ở Tây tạng người ta phải trải qua nhiều năm để học về Không. Do đó những trình bày sau đây về Tánh không chỉ là toát yếu sơ lược.

Điều vô cùng quan yếu là phải hiểu "Tánh không" có nghĩa là gì. Lại cũng quan trọng để biết Tánh không ở ngay trong tâm mình, qua kinh nghiệm bản thân. Muốn cảm nghiệm Không tánh, thực tính của vạn pháp, thì trước hết phải hiểu nó trên bình diện tri thức. Nếu không hiểu tánh không trên bình diện tri thức, thì sẽ vô cùng khó khăn để mà có được cảm nghiệm thực thụ về Không. Hiểu Tánh không trên bình diện tri thức là một điều kiện chuẩn bị cho việc phát sinh thực chứng kinh nghiệm về Tánh không bằng trực giác. Vậy là có hai cách hiểu về Tánh không: hiểu bằng tri thức và hiểu bằng kinh nghiệm bản thân.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU TÁNH KHÔNG TRÊN BÌNH DIỆN TRI THỨC

Khi mới khởi sự tra tầm về Không, ta cần phải biết những mục đích và lý do tại sao phải làm việc ấy, những lợi ích phát sinh do thực chứng Tánh không, và những lỗi lầm do không thực chứng. Nếu hiểu được mục đích và lợi ích của việc thực chứng Tánh không, thì ta sẽ có được tâm mong muốn quyết liệt phải làm mọi nỗ lực đưa đến sự thực chứng ấy.

Vì chưa thực chứng Tánh không, vì hành động do ngu si không biết thực chất của mọi sự, mà chúng ta luôn luôn tạo ác nghiệp. Hậu quả là ta phải kinh quá những khổ đau bất tận do nghiệp ác đem lại. Chính vì lý do này mà Phật dạy nguyên nhân khiến hữu tình phải kinh quá những khổ đau, bất toại ý, là do chúng không thực chứng Tánh không.

Gốc rễ mọi thống khổ của chúng ta là ngã chấp (ôm giữ cái ta). Bao lâu ý niệm sai lầm về ngã còn tồn tại trong dòng tâm thức ta, thì ta vẫn còn bị vướng vào chu kỳ sinh tử. Phương pháp thù thắng nhất để nhổ tận gốc rễ thói chấp ngã và do đó tận diệt khổ đau, chính là chánh kiến sâu xa về Không.

Theo giáo lý Phật, nhờ thực hành Pháp ta có thể thành đạt hai kết quả chính. Kết quả đầu tiên là tự giải thoát khỏi đau khổ; kết quả thứ hai và tối hậu là giác ngộ hay Phật quả. Nhưng nếu không thực chứng Tánh không thì ta không thể đạt đến cái nào trong hai kết quả ấy.

Ngay cả trong truyền thống Tiểu thừa của Phật giáo, ở đây chỉ cốt nhấn mạnh về giải thoát, cũng không có cách nào khác hơn để đạt giải thoát nếu không thực chứng Tánh không. Trong truyền thống đại thừa, ta tìm cầu Giác ngộ hay Phật quả để làm lợi ích cho hữu tình. Nhưng trước khi đạt giác ngộ tối hậu nhờ thực hành con đường đại thừa, hành giả cũng phải thực chứng Tánh không cái đã. Sự chứng đắc của tâm Phật toàn tri là tùy thuộc vào việc thực chứng Tánh không.

Trong đời sống hàng ngày phần đông chúng ta giải quyết những vấn đề rắc rối của mình bằng những phương tiện bên ngoài. Tập trung giải quyết vấn đề bằng cách ấy thì nhiều nhất cũng chỉ có lợi tạm thời cho ta trong cuộc đời ngắn ngủi hiện tại. Nhưng nếu ta thực chứng Tánh không, tập trung nỗ lực vào nội tâm để làm việc ấy, thì ta sẽ đạt đến những lợi ích lâu bền. Sự thực chứng Tánh không sẽ nhổ tận gốc rễ mọi đau khổ và vấn đề nội tâm của chúng ta.

Như đã nói trước đây, mọi vấn đề và đau khổ đều tùy thuộc vào tâm mà có ra. Sự thực chứng Tánh không hủy diệt những lo sợ của ta và có thể chấm dứt nỗi khổ sinh tử trong đời ta. Khi thực chứng Tánh không, ta có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của mình. Những Bồ Tát đã thực chứng tánh không thì dù thân thể có bị cắt xẻ thành từng mảnh vụn, các ngài vẫn không cảm thọ đau đớn.

Nhờ thực chứng Tánh không mà ta vượt qua được những nỗi khổ đau và vấn đề rắc rối trong hiện tại, và cuối cùng còn đạt đến giải thoát vĩnh viễn khỏi khổ đau. Hiện tại trong cuộc đời ta phải chịu những nỗi khổ ngoài tầm kiểm soát bởi vì ta thiếu thực chứng về tánh không. Bằng kinh nghiệm bản thân chúng ta có thể thấy rằng từ những vị vua lớn nhất, những người có lắm quyền lắm của trở xuống cho đến những kẻ khốn cùng, tất cả đều phải bị những nỗi lo sợ bất mãn, không có ai là hoàn toàn giải thoát. Không ai muốn kinh quá những nỗi khổ già, bệnh, chết, thế nhưng những khổ này vẫn giáng xuống đầu ta một cách tự nhiên. Đối với những cái khổ này thì chúng ta không thể tránh được.

Nhiều người không thích nghe giáo lý về Tánh không, bởi vì Tánh không và những hiện tướng mà ta thường thấy thì rất khác nhau. Lại nữa, tánh không vô cùng thâm thúy và bởi thế, đối với một số người, nó rất khó hiểu thấu. Sau khi giác ngộ, đức Phật tuyên bố:

"Pháp mà Ta tìm được thật giống như vị Cam lồ bất tử. Nhưng Pháp vi diệu như cam lồ này không phải mọi người đều thấu hiểu được, bởi vì nó quá sâu xa."

Mặc dù Tánh không thông thường rất khó chấp nhận, khó hiểu thấu, nhưng nếu trong những đời trước chúng ta đã tạo những khuynh hướng tâm linh (chủng tử) tốt lành và đã phát triển sự quen thuộc với những khía cạnh của Tánh không, thì dĩ nhiên ta có thể thực chứng một cách dễ dàng hơn những người khác.

Nhiều năm về trước có một bậc thầy trong Phật giáo nổi tiếng nhờ ngài thực chứng Tánh không. Ngài đã thực chứng được nhờ trực giác, và được một ông vua mời về làm thầy. Vua theo dõi lời dạy của bậc thầy về Tánh không, thực chất của mọi hiện tượng. Mặc dù bậc thầy dạy về Chân không, vị vua đã phát sinh một hiểu biết sai lạc vì tính chất vi tế của vấn đề này.

Vua khởi sự nghĩ rằng bậc thầy này có những quan điểm sai lạc. Nếu ông ta bảo rằng tuyệt đối không có gì hiện hữu, và nếu cứ để cho ông tiếp tục giảng dạy sai lệch như vậy cho thần dân của mình, thì ông ta sẽ dẫn nhiều người đi sai hướng, phá hoại đời sống tinh thần của họ. Vì lý luận như thế, nhà vua đã sai chém đầu bậc thầy.

Vài năm sau, vua khởi sự theo học một bậc thầy khác. Lần này trong lúc khởi đầu sự tu tập, nhà vua không được chỉ giáo về Tánh không. Ngài được dạy những giáo lý về vô thường, những lỗi lầm của vòng luân hồi sinh tử, bản chất của những khổ đau bất toại. Bằng cách giải thích về vô thường vi tế và những giáo lý căn bản khác, vị thầy thứ hai này giúp cho trí tuệ của vua tăng trưởng. Nhờ giảng dạy cách ấy mà khi vị thầy này khởi sự dạy về Tánh không, thì không có sự hiểu lầm nào phát sinh nữa. Nhà vua cuối cùng đạt thực chứng về tánh không, và nhờ tuệ trực giác, vua nhận ra rằng cái Không này chính thực là cái Không mà bậc thấy trước kia đã giảng. Khi nhận thức được điều ấy, vua ngập tràn hối hận vì đã vô cớ hủy hoại mạng sống của thầy mình, một bậc đã giác ngộ.

Ngay cả khi đọc chương này, có thể nhiều người cũng hiểu lầm về ý nghĩa của Tánh không. Lúc đầu rất có thể có những hoài nghi hoang mang về Tánh không sinh khởi, nhưng nếu liên tục học hỏi thì giáo lý này sẽ trở nên rất sáng sủa. Mặc dù đôi khi có những hiểu lầm có thể phát sinh, điều thực quan trọng là phải học giáo lý về tánh không. Cũng thực quan trọng để biết mục đích của việc học Tánh không, những lợi ích do sự học này và sự thực chứng về Tánh không mang lại. Chính nhờ thực chứng tánh không mà ta có thể thực sự đạt đến giải thoát khổ đau bất mãn.

Tánh không là gì?

Tánh không là sự kiện rằng tất cả hiện tượng đều không có thực hữu nội tại. Muốn hiểu tánh không, ta phải sử dụng những đường lý luận và ví dụ như Phật đã dạy. Nếu không có những lý do và ví dụ thì thực vô cùng khó hiểu tánh không; bởi thế ta cần phải dựa vào những ví dụ này.

Mọi cái không có thể chia thành hai loại: không của người (nhân không) và không của các hiện tượng (pháp không). Nhân không là con người không có thực hữu nội tại, pháp không là sự thiếu thực hữu nội tại ở nơi bất cứ hiện tượng nào khác ngoài con người.

Khởi thủy học về Tánh không thì ta nên quán sát một con người không có thực hữu nội tại như thế nào. Một người có hai bản chất, bản chất tuyệt đối và bản chất tương đối. Ta hãy xem xét điều này bằng một ví dụ về con người tên Xoài. Anh Xoài có hai bản chất, bản chất tối hậu của anh và bản chất tương đối. Bản chất tuyệt đối hay tối hậu của Xoài là trống rỗng, không thực hữu nội tại, còn tên Xoài là bản chất tục đế.

Khi ta biết bản chất tục đế thì điều này sẽ giúp ta biết được bản chất của chân đế. Cái căn cứ để gắn tên Xoài là năm uẩn làm nên anh Xoài. Xoài được làm nên bởi năm nhóm là sắc (thân), thọ (cảm giác), tưởng (ý), hành (những khuynh hướng nội tâm) và thức (cái biết). Tập họp của năm uẩn làm nên thân tâm của anh Xoài là cái căn bản để đặt tên Xoài. Như vậy, Xoài là một hiện tượng được đặt tên căn cứ vào năm uẩn của anh ta.

Nếu tra xét kỹ ta không thể tìm thấy anh Xoài nào trong từng mỗi uẩn sắc, thọ, tưởng, hành hay thức. Sau khi thiết lập rằng riêng từng uẩn một không có uẩn nào là anh Xoài thực sự, ta lại phải xác định rằng sự tập họp của năm uẩn ấy cũng không phải Xoài nốt. Ta có thể làm việc này bằng cách nhận ra rằng chính vì không có một uẩn nào trong tập họp của năm uẩn được gọi là Xoài, cho nên nhóm gồm tất cả những vật phi-Xoài ấy cũng không thể là Xoài.

Một khi đã hiểu rõ ta không thể xem Xoài là tập họp của năm uẩn hay bất cứ một uẩn nào trong đó, kế tiếp ta nên hỏi, có thể nào Xoài hiện hữu ở ngoài hay khác với năm uẩn hay không? Vì chính từ cơ sở năm uẩn mà Xoài đã được gán tên ấy, nên Xoài không thể được tìm thấy ở đâu khác ngoài năm uẩn, hoặc riêng rẻ hoặc tập hợp. Nhờ sử dụng những phương pháp lý luận, kiểm soát chặt chẽ, mà ta thấy không thể tìm ra Xoài, Xoài không hiện hữu từ trong bản chất. Bây giờ ta nên quán xét điều này chứng tỏ cái gì sự kiện rằng sau khi tra tầm, ta không tìm thấy một anh Xoài hiện hữu tự nội?

Khi ấy ta sẽ khám phá ra rằng Xoài chỉ là do tâm phân biệt đặt ra, thuộc tính chất của tục đế hay sự thật tương đối. Bởi vậy, Xoài thiếu sự thực hữu tự nội; Xoài chỉ là một nhãn hiệu do tư tưởng phân biệt bày đặt. Nói tóm, chính vì khi tra tầm ta không thể tìm thấy đâu là Xoài, nên điều ấy chứng tỏ Xoài không có một hình thái hiện hữu tự nội nào cả. Xoài chỉ là một hiện tượng thuộc phạm trù "con người" do tâm phân biệt đặt tên.

Nếu anh Xoài thực sự có ra như một thực thể biệt lập, thì sau khi tìm tòi ta phải thiết lập được sự hiện hữu nội tại của Xoài. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, ta không tìm ra được một anh Xoài nào hiện hữu nội tại biệt lập. Bởi thế kết thúc sự tra tầm này, ta phải chấp nhận rằng Xoài không thể nào hiện hữu một cách biệt lập tự nội. Mặc dù hình thức lý luận này lúc đầu khi mới xem qua có vẻ trùng lặp khô khan, song nó rất cần thiết cho ta nếu ta muốn tránh rắc rối khi thiết lập hiện hữu của Tánh không.

Nếu tập hợp năm uẩn của Xoài là anh Xoài, thì phải có một uẩn nào trong đó là Xoài thực sự. Ví dụ, nếu ta có một xâu chuỗi tràng một trăm hạt, nếu tập hợp một trăm hạt mà là tràng hạt, thì phải có một hoặc một số hạt trong đó là chuỗi tràng. Nhưng sự thực không phải vậy. Do thế, nội cái tập hợp 100 hạt không phải là tràng hạt. Cũng vậy, nội tập hợp năm uẩn của Xoài không phải là anh Xoài, vì trong năm uẩn đó không một uẩn nào là anh Xoài thực sự.

Ta nên quán sát ví dụ này, luận cứ này trong một thời gian dài, xét xem ý nghĩa và ví dụ có tương ứng với nhau không. Có thể khi mới xem qua ví dụ này, ta thấy nó dường như hoàn toàn vô nghĩa. Nhưng nếu tra tầm kỹ trong một thời gian lâu dài, ta sẽ tìm được ý nghĩa sâu xa.

Trong những bản kinh luận thuộc trường phái Trung đạo, còn có những giải thích thêm nữa về những luận chứng lô gích để hiểu tánh không. Chẳng hạn, nếu nội cái tập hợp năm uẩn của Xoài mà là Xoài thực, thì hệ luận sẽ là nội sự tập hợp những bộ phận của một chiếc xe đã là xe. Nếu những bộ phận của xe mà là xe, thì một đống những bộ phận ấy đang nằm giữa đất là xe hay sao?

Đối với những người đã nghiên cứu nhiều về tánh không, thì những gì được nói ở đây thật rõ ràng không còn có hoài nghi gì nữa. Nhưng nhiều người vẫn còn tin rằng riêng tập hợp của năm uẩn- như trong ví dụ về anh Xoài - cũng đã là Xoài thực thụ. Ngay cả vài trường phái Phật giáo tiểu thừa cũng tin như vậy. Trung luận (Prasangika), trường phái Phật giáo cao nhất, thể hiện cái nhìn tuyệt đối của Phật, thì không bao giờ chấp nhận rằng anh Xoài chỉ là tập hợp của năm uẩn của anh, cũng không chấp nhận bất cứ một uẩn nào trong đó thực sự là Xoài. Điểm này rất quan trọng cần biết để khỏi hiểu lầm giáo lý về Tánh không. Ngay cả khi bậc thầy giải thích Tánh không một cách chính xác rõ ràng, người học vẫn còn có thể hiểu lầm những gì vị ấy nói. Bởi vậy ta cần thụ giáo về tánh không với một bậc thầy giỏi, và còn phải nghiên cứu, quán sát và thiền định nhiều về tánh không thì mới thấu hiểu được ý nghĩa vi diệu của nó.

Ta nên xét xem có những lỗi lầm gì khi tin tưởng rằng năm uẩn của Xoài chính là Xoài. Nếu chắc chắn năm uẩn của Xoài là Xoài, thì dĩ nhiên nói như thế không có lỗi gì cả. Nhưng nếu suy xét thật kỹ ta sẽ thấy rằng sự tin rằng Xoài là tập hợp của năm uẩn của anh ta rõ ràng có nhiều lỗi về lý luận. Ta nên luyện tập các phương pháp lý luận này để đạt đến một tri kiến về tánh không. Nếu có thể, ta cũng cần sử dụng những ví dụ liên hệ đến những kinh nghiệm của bản thân ta.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU TÁNH KHÔNG BẰNG KINH NGHIỆM BẢN THÂN

Đức Tsong Khapa giải thích vài ví dụ như chiêm bao, ảo giác, và sự lầm lẫn một cuộn dây có sọc là con rắn, để giúp ta đạt đến tuệ tri về tánh không. Nếu ta sử dụng những giấc mộng của mình làm ví dụ, thì sự hiểu biết Tánh không của ta trở thành kinh nghiệm thực chứng.

Hãy xét đến ví dụ đêm vừa qua ta mộng thấy mình leo lên núi cao. Trong giấc mơ, ta có kinh nghiệm về ngọn núi như một cái gì rất thực. Nhưng làm sao mà ngọn núi hiện hữu được? Một ngọn núi khổng lồ như thế không thể nằm trong phòng ta, vì nó quá to lớn đối với gian phòng. Ngọn núi cũng không hiện hữu ở ngoại giới. Xét theo cách ấy, ta không thể tìm ra ngọn núi, chứng tỏ nó không có một hiện hữu nào tự nội.

Mặc dù tánh không là cái gì rất sâu xa vi tế, nhưng nhờ những ví dụ sống động như những giấc chiêm bao của chúng ta, mà ta có thể hiểu được rằng ngọn núi, con người hay bất cứ gì ta xét tới, cũng đều không có một lai lịch thực hữu tự trong bản chất của nó. Lấy một ví dụ khác, như ta xem một phim kinh hoàng về sự xuất hiện của một con quái vật. Khi xem phim, ta cảm thấy hồi hộp sợ hãi. Lúc kinh nghiệm ấy xảy ra, ta hãy đặt câu hỏi: thực sự là ta đang sợ cái gì?

Nỗi sợ hãi mà ta cảm nghiệm là do con quái vật xuất hiện trên màn ảnh truyền hình gây nên, nó trông như sống thực. Khi xét cho kỹ, ta sẽ khởi sự khám phá rằng tự bản chất, con quái vật không hiện hữu thực thụ. Ta không thể tìm thấy quái vật trong nhà ta. Con quái vật mà ta sợ hãi ấy không có lai lịch biệt lập, tự bản chất nó không thực hữu. Sự sợ hãi của ta đối với quái vật chỉ là do bày đặt của tư tưởng phân biệt. Cũng thế, ta nên xem cái "tôi" xuất hiện cũng chỉ hiện hữu độc lập trong tâm trí ta mà thôi.

Nếu xét kỹ bản chất của cái "tôi" hiện hữu trong tâm ta, ta thấy rằng giống như lai lịch của con quái vật trên màn hình, cái tôi ấy cũng không có hiện hữu thực thụ. Nhờ quán xét cái tôi mà ta có thể đạt đến vài hiểu biết và kinh nghiệm bản thân về Tánh không. Nhận ra được sự trống rỗng của cái tôi là chuyện khác xa với cái cách ta thường thêm là mình hiện hữu.

Đối với những người có lòng tin đối với đức Phật, thì kinh điển hay giáo lý Phật dạy cũng đủ khiến cho họ chấp nhận Tánh không và học hỏi sâu rộng để thực chứng ý nghĩa chân thực về Tánh không. Người ta bảo rằng với những kẻ vô phước thì sẽ rất khó để thực chứng Tánh không. Nhưng những người đã tạo những nhân tốt lành thì có thể chứng ngộ tánh không một cách dễ dàng. Song le, như ngọc quý khó được mà dễ mất; những người đã tạo phước nghiệp để có thể thực chứng tánh không cũng thế, họ dễ đánh mất cái cơ hội để chứng đắc Không tánh. Theo tục ngữ thì những người giàu có là may phước, nhưng muốn đạt đến sự thực chứng sâu xa về Tánh không, ta cần tích lũy tài sản tâm linh là năng lực công đức.

Đối với những người đã gây tạo ác nghiệp thì lại càng khó hơn để mà thực chứng về Tánh không. Cũng như ta không thể gieo giống mùa màng trên đất đầy sỏi đá, thực khó mà vun trồng thực chứng về Tánh không trong một cái tâm xấu xa độc ác. Vì lý do ấy mà sự thanh lọc chướng ngại và ác nghiệp có tầm quan trọng lớn lao: những hành trì để sám hối thanh lọc như vậy là một phương pháp nhờ đó ta có thể thực chứng Tánh không.

Nếu ta đi theo đường lối của đức Văn Thù và nương tựa ngài, hiện thân trí tuệ của tất cả chư Phật, thì trí tuệ ta sẽ tăng trưởng và thực chứng tánh không một cách không khó khăn. Có ba pháp hành trì chính yếu để thể nghiệm tánh không: một là tịnh hóa ác nghiệp và tích lũy công đức; hai là theo một bậc thầy đủ tư cách, có kinh nghiệm; ba là thực thụ thi hành các pháp thiền về tánh không và luyện tập nhờ năng lực của tinh tấn nỗ lực. Nhờ dấn mình vào các pháp tu này mà ta có thể có được kinh nghiệm về tánh không, nếu không thực hành như thế thì sự thực nghiệm về Tánh không sẽ vô cùng khó.

Muốn liễu ngộ được Tánh không, điều thực quan trọng là phải biết rằng vạn pháp hay mọi hiện tượng, kể cả cái tôi, đều do tư tưởng phân biệt bày đặt, gán tên. Những khái niệm được giải thích ở đây, cùng với cái cách thông thường ta nhìn sự vật, quả thực không tương ứng với nhau. Thông thường ta thấy mọi hiện tượng đều hiện hữu trong bản chất của chính nó, tạo nên ảo tưởng về một tự tính biệt lập. Đây là một tướng giả dối do chính ngã chấp của ta tạo nên. Kỳ thực mọi sự vật đều do tâm tạo, như ngọn núi trong giấc chiêm bao. Ngọn núi chỉ hiện hữu trong tâm ta, chứ không thực sự có do bản chất của chính nó.

Ta nên khởi sự quán sát chính bản thân ta cũng không có thực hữu nội tại như thế nào. Nếu ta thực hành pháp thiền tịnh chỉ hay thiền hình thức về tánh không, thì ta hãy ngồi lên bồ đoàn, cố từ bỏ mọi tư tưởng xấu và tán loạn đủ loại mà đào luyện một trạng thái tâm lành thiện. Sau khi phát khởi tư tưởng mạnh mẽ là ta sẽ thiền quán về tánh không, ta hãy cố làm phát sinh trước hết một ý thức sống động về cái tôi của mình. Hãy khai triển ý niệm ấy một cách đặc biệt. Chẳng hạn, hãy tưởng đến cái cảm giác mãnh liệt xuất hiện khi ta bị nguy khốn tỉ như "ta sắp rơi xuống từ mỏm đá cao" hoặc "ta sắp chết" hoặc một cảm giác rất mạnh phát sinh như khi ta nghĩ "mình đói quá" hoặc "mình quá tức giận".

Sau khi làm phát sinh ý thức sống động về cái tôi, ta hãy khởi sự đi tìm và cố nắm lấy, thiết lập lai lịch của cái tôi ấy.

Khi đi tìm cái tôi này, có hai khả năng chính xảy ra. Nếu cái tôi này hiện hữu, thì nó phải hiện hữu trong thân hoặc trong tâm. Vì đối tượng tra tầm được căn cứ vào cái tôi, và vì ta đã nhận cái tôi ấy có tương quan hoặc với thân hoặc với tâm, nên sẽ phi lý nếu ta đi tìm một cái tôi hiện hữu biệt lập, tách rời khỏi thân tâm ấy.

Sự kiện rằng ta nói "thân của tôi" và "tâm của tôi" chứng tỏ không cái nào trong hai thứ đó là cái tôi cả. Vì thân và tâm đều không phải tôi, nên cái sưu tập thân và tâm cũng không phải là tôi. Ta nên kết luận rằng, sở dĩ ta không thể đi tìm cái tôi ở trong thân hay trong tâm, lý do vì cái tôi ấy chỉ là một bày đặt của tư tưởng phân biệt. Chính vì lý do này mà cái tôi không có một hình thái thực hữu tự nội nào cả.

Sau đó ta nên dán chặt tâm trên Tánh không và an trú trong đó một cách nhất tâm chuyên chú. Với người chưa quen thuộc với pháp thiền này, thì trong một thời gian dài họ sẽ thấy rất khó mà tập trung vào đối tượng thiền là Tánh không. Vì lẽ đó, khi mới thiền quán về Không, ta nên tập những thời thiền định ngắn. Dần dần khi ta trở nên quen thuộc với Không, ta có thể tùy tiện kéo dài những thời thiền.

Nhờ tu pháp thiền này, được vài kinh nghiệm về tánh không, ta sẽ thấy rằng cái tôi thông thường xuất hiện trong tâm ta bây giờ đã mất. Thông thường ta bám chặt vào ý thức của mình về ngã, và khi làm thế ta cảm thấy có một cái tôi thực hữu nội tại. Nhưng khi thiền quán về tánh không, thì cái tôi thực hữu nội tại ấy biến mất. Khi điều này xảy ra, thì có thể nói là sự thiền tập của ta đã tiến triển tốt, đưa ta tiến gần hơn tới chỗ thực chứng tánh không. Vậy lúc ấy cũng không hề gì nếu ta mất ý thức về "tôi", vì điều này có tác dụng như một pháp đối trị cho thấy cái thấy sai lạc của ta trước đấy về một tự ngã thực hữu nội tại. Tuy nhiên khi ta đã đạt đến điểm này, thì có thể xảy ra những hiểu lầm dẫn ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt.

Nếu sau khi quán về tánh không, mà ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt - cho rằng tuyệt đối không có gì - thì ta lại phải đảo ngược pháp thiền của mình, trở lại quán xét rằng tại sao quả có một cái tôi. Chẳng hạn, nếu không có cái tôi thì ai đang suy nghĩ và làm cái sự tra tầm này. Vì cái tôi là một hiện tượng, nên nó phải hiện hữu. Nhưng khi ta tìm tòi cố thiết lập sự hiện hữu của nó, thì ta không thể tìm ra nó. Điều quan trọng là phải biết không có mâu thuẩn nào giữa hai lập ngôn ấy, vì một cái ám chỉ bản chất tương đối, cái kia ám chỉ bản chất tuyệt đối của cái tôi. Khi ta hiểu rằng chân đế và tục đế không trái nhau, tức là ta đã thành tựu được sự dung thông giữa hai chân lý ấy. Khi hiểu được như thế thì không còn cơ nguy bị rơi vào một trong hai cực đoan: chấp đoạn hoặc chấp thường.

Thiền quán về Tánh không là phương thuốc thần diệu giúp ta tránh thoát những chướng ngại. Bởi thế ta nên cố luôn luôn duy trì Tánh không trong tâm ta - đọc, tư duy, học hỏi và thiền định về nó bất cứ lúc nào có cơ hội. Điều này cuối cùng sẽ đem lại cho ta sự chứng ngộ trực giác về tánh không, và giải thoát ta khỏi khổ.

Geshe Kelsang Gyatso/  Thích Nữ Trí Hải dịch

 download bài dưới dạng PDF


[ Đầu trang ]

 

De :  Nguyên Phước 
Date :  Lundi 14, Octobre 2002  13:38
Objet :  Góp ý về Tánh Không

Các đạo hữu thân mến,

Cảm ơn chị Nguyên Khánh đã mất nhiều công phu làm scan và chuyển giao cho chúng ta bài " Hiểu biết về tánh Không " của Lạt ma Geshe Kelsang Gyatso do Ni sư Trí Hải dịch.

Tôi cũng xin được đóng góp thêm vài ý kiến về đề tài này, là một trong những đề tài có tiếng là thâm sâu và khó hiểu nhất trong đạo Phật. Mong rằng sẽ có nhiều ý kiến khác nhau tiếp theo, để cuộc thảo luận của chúng ta thêm phần hào hứng và sôi nổi, đó chính là mục đích của diễn đàn NCS.

1) Bài " Hiểu biết về tánh Không " đã vạch rõ một điểm căn bản : mục đích của sự hiểu biết này chính là diệt khổ. " Vì chưa thực chứng tánh Không, vì hành động do ngu si không biết thực chất của mọi sự, mà chúng ta luôn luôn tạo ác nghiệp... Gốc rễ mọi thống khổ của chúng ta là ngã chấp... Phương pháp thù thắng nhất để nhổ tận gốc rễ thói chấp ngã và do đó tận diệt khổ đau, chính là chánh kiến sâu xa về Không ".

Như vậy, tánh Không không phải là một lý thuyết mơ hồ, một siêu hình học, mà là một sự thật phải được con người thực chứng trong đời sống hàng ngày, để tự giải thoát khỏi khổ đau.

2) Những hiểu lầm (theo tôi, vô tình nhiều hơn là cố ý) về tánh Không thường phát xuất từ sự đồng hóa Không với " không có gì ", với hư vô (néant), đưa tới quan niệm sai lầm là đạo Phật chủ trương thuyết " hư vô " (nihilisme). Đó là thái độ thông thường của một số nhà triết học và tôn giáo Tây Phương, thuộc hai thế kỷ về trước (xem cuốn " Le culte du néant " của Roger Pol-Droit, Edit Seuil, Paris 1997). Thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng thuyết " hư vô duy vật " (nihilisme matérialiste) đã có từ thời đức Phật Thích Ca, do Ajita Kesakambala, một trong 6 vị Thầy thời bấy giờ chủ trương, và đã bị đức Phật cực lực chống đối.

Đạo Phật thật ra là một con đường " trung đạo ", ở giữa hai thái cực là hiện hữu (être) và hư vô (non-être). Đó cũng là ý nghĩa tên trường phái Madhyamaka (Trung Quán) - còn gọi là Sunyatavada (Không phái) - , xuất hiện sau này với Nagarjuna (ngài Long Thụ), là một trong những triết gia, nhà luận lý, nhà thần bí (mystique) lớn nhất trong lịch sử nhân loại, và đối với người Phật tử, là một vị Bồ Tát, một vị Tổ Đại Thừa đã đẩy tới cuộc chuyển pháp luân thứ hai, nhờ khai triển tánh Không (sunyata).

3) Tánh Không là gì ?

Muốn hiểu chữ Không thì theo tôi, không nên hiểu như một danh từ (sự hư vô, sự không có gì), nhưng như một phủ định từ (không có tính chất này, hay tính chất nọ).

Để cho dễ hiểu, người ta dùng hình ảnh một sự trống rỗng : theo E. Conze, " sunyata " phát xuấøt từ chữ sanskrit " svi ", có nghĩa là căng ra, phồng lên bề ngoài, nhưng bên trong thì trống rỗng. Từ đó mới có chữ trống không, dịch ra tiếng Pháp là " vide, vacuité ", và tiếng Anh là " void, emptiness ". Vấn đề là phải hiểu theo nghĩa " trống không cái gì " (vide de quelque chose) chứ không phải là " trống không, không có gì hết ".

Thông thường, người ta nhìn các hiện tượng (và chính bản thân) như có tính chất này, hay tính chất nọ, và coi đó là sự thật. Sự chấp nhận " tánh hữu " đó của sự vật dĩ nhiên sẽ đưa tới thái độ và hành động " chấp hữu ", liên tiếp tạo nghiệp trong vòng sanh tử luân hồi.

Nhưng thật ra, nếu quán kỹõ thế giới chung quanh và trong ta, thì ta sẽ thấy rõ tánh Không trong mỗi hiện tượng, sự vật : không thường còn, cố định, không có tự tánh, biệt lập, không đối đãi, không chỉ định, diễn tả được bằng biểu tượng ngôn từ, không mang một tính chất nào mình cho nó, nói tóm tắt lại không phải là cái mà mình vẫn tưởng. Ngay cả sự sinh diệt của sự vật cũng không có. Tất cả là đều do " lý duyên khởi " (paticca-samuppada) mà ra, và lý duyên khởi cũng chính là tánh Không.

Qua 4 cặp phủ định về sự vật, về các pháp (dharma) : " không sinh không diệt, không thường không đoạn, không đồng không khác, không tới không đi ", Nagarjuna chứng minh rằng mọi khái niệm về sự vật, bằng tri thức, bằng lý luận, đều sai lầm, và mọi cố gắng nắm bắt như vậy đều vô vọng. Sự thật chỉ có thể đạt được bằng trực giác, bằng trí huệ (prajnõa), bằng sự hiểu biết thần bí (ariyajnana, connaissance mystique). Ngay cả về tánh Không, Nagarjuna cũng nói : " Không thể gọi nó là Không hay không-Không, cũng không thể gọi là cả hai, cũng không thể gọi là không phải cái nào. Nhưng vì để người ta biết về nó, mới gọi nó là Không ".

Sự thật đó, tạm gọi nó là Chân Như (tathata) hay Chân Không, là " như vậy " (ainsité, tel quel). Nó là nó, không thể diễn tả, nghĩ bàn, một sự thật nguyên y, tinh khôi tĩnh tịnh, không có những hoa hoè hoa sói, hay bùn nhơ vẩn đục mà con người vẫn bao trùm lên nó. Ví dụ như hòn đá kia, mình gọi nó là " hòn đá ", nhưng nó không phải tên là hòn đá, nó không phải là quartz hay granit, mầu nâu hay mầu xám, nặng bao nhiêu grammes, nóng hay lạnh, xấu hay đẹp, dùng để làm gì, v.v. và v.v. Nó là nó, như vậy, thôi. " Núi chỉ là núi, sông chỉ là sông "...

Chân Không như vậy cũng không khác gì Diệu Hữu : không phải là không có sự vật, nhưng sự vật không có tính chất này, tính chất nọ, toàn là những ảo tưởng, sai lầm ; mà nó là nó, như vậy, chỉ thấy được bằng trực giác, bằng thực chứng qua thiền quán.

Từ đó, mọi bàn luận về Không không những vô ích, mà còn gây thêm sai lầm, ngộ nhận. Chỉ có im lặng mới gần sự thật. " Uổng (hay đỗ ?) khẩu vô ngôn "...

4) Ngài Long Thụ đã nhấn mạnh vào một điểm mà tôi cho là căn bản trong đạo Phật : giáo pháp của đức Phật dựa lên hai chân lý, chân lý tương đối (samvriti-satya, Tục đế), theo qui ước, thế tục (vérité relative, conventionnelle, mondaine) và chân lý tuyệt đối (paramartha-satya, Chân đế), siêu thoát, tối hậu (vérité absolue, transcendantale, ultime). " Kẻ nào không hiểu được sự khác biệt giữa hai chân lý đó thì sẽ không thấy được Chân lý thâm sâu trong giáo pháp. Ý nghĩa tuyệt đối chỉ có thể giảng dậy được bằng cách dựa lên chân lý tương đối. Và chỉ khi nào thấu hiểu được ý nghĩa tuyệt đối mới đạt được Niết Bàn ".

Như vậy rất có thể Không hay Chân Như thuộc về bản thể, về chân lý tuyệt đối, và chỉ chứng thực được bằng tuệ giác, trong khi đó 5õ uẩn, 4 Đế, 8 Chánh đạo, 12 Nhân duyên, Vô thường, v.v. đều thuộc về hiện tượng, về chân lý tương đối, và có thể hiểu được bằng ngôn từ.

Điều này rất phù hợp với cách giảng nghĩa của Walpola Rahula về 3 câu kệ quan trọng trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada, 277, 278, 279) :

- Sabbe samkhara anicca (Mọi pháp hữu vi đều Vô thường)

- Sabbe samkhara dukkha (Mọi pháp hữu vi đều Khổ)

- Sabbe dhamma anatta (Mọi pháp đều Vô ngã).

Bàn về 3 câu này, ông có đưa ra nhận xét rằng hai câu đầu dùng chữ samkhara (có hai nghĩa : hành, và pháp hữu vi), trong khi câu cuối dùng chữ dhamma (nghĩa rộng hơn : pháp), và đó là một điểm then chốt, bởi vì có nghĩa là tất cả các sự vật đều Vô ngã. Như vậy có thể nói rằng trong Tam Pháp Ấn (tilakkhana, les 3 marques de l'existence), Vô thường và Khổ là những đặc tính riêng của các pháp hữu vi, các hiện tượng, trong khi đó Vô ngã là đặc tính chung của mọi pháp, mọi sự vật.

Và cũng nhờ hai mức độ chân lý đó, chúng ta cũng có thể hiểu tại sao trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamita-hirdaya-sutra) lại có những câu như " không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ cũng không có chứng đắc...".

Đó là vì Tâm kinh đi sâu vào khía cạnh bản thể (aspect ontologique), tuyệt đối của chân lý, trong khi những bài thuyết giảng đầu tiên (về Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên) lấy khía cạnh hiện tượng (aspect phénoménologique), tương đối của chân lý làm nền tảng.

Riêng đối với tôi, từ khi ý thức được hai mức độ chân lý đó, tôi có một cái nhìn tổng thể hơn, và cảm thấy không hề có mâu thuẫn trong đạo Phật. Cũng như lờøi của Geshe Kelsang Gyatso nói : " Khi ta hiểu rằng chân đế và tục đế không trái nhau, tức là đã thành tựu được sự dung thông giữõa hai chân lý ấy ".

Đặc biệt tánh Không đối với tôi là sợi giây nối liền Nguyên Thủy và Đại Thừa, và cũng là trái tim, cốt tủy của giáo pháp. Bởi vì Vô Thường, Vô Ngã, Duyên khởi, cả ba nguyên lý căn bản của đạo Phật, đều nằm gọn trong một chữ Không...

Dĩ nhiên vì những lý do lịch sử, khái niệm Không (sunyata) ít được đề cập đến trong Tam Tạng kinh điển Nguyên Thủy, và phải đợi những thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên mới được triển khai hoàn toàn với hệ thống Prajna-paramita (Bát Nhã Ba La Mật Đa), đặc biệt với sự đóng góp của Nagarjuna (ngài Long Thụ), nhưng điều không thể chối cãi được là khái niệm này đã manh nha có sẵn, đã nẩy mầm từ kinh nghiệm đại giác của đức Phật Thích Ca mấy trăm năm về trước.

Không cũng là cốt tủy của Thiền tông, bởi vì hiểu được tánh Không thì tự nhiên đưa tới phá chấp (chấp hữu, chấp ngã, chấp thường...), đưa tới tinh thần " Ưng vô sở trụ " của kinh Kim Cương, đã được chứng ngộ bởi các vị Tổ như Huệ Năng, Trần Thái Tông và bao nhiêu Thiền sư khác.

Muốn sự phá chấp trở thành toàn diện, ngay cả cái chấp Không cũng phải phá. Bởi vì, như Nagarjuna đã nói " Nếu có kẻ nào nắm chặt lấy tánh Không, trú ẩn nơi tánh Không, ta sẽ tuyên bố rằng kẻ đó bị hư hoại, bệnh hoạn... Tánh Không là để phá bỏ mọi quan điểm, nhưng nếu kẻ nào lấy tánh Không làm quan điểm, ta sẽ tuyên bố rằng kẻ đó không thể nào chữa trị được ".

Từ nẫy giờ tôi đã ba hoa quá nhiều, trong khi chỉ có im lặng mới gần sự thật !

Xin các đạo hữu vui lòng tha lỗi cho, nhưng cũng mong nhận được thêm nhiều ý kiến về những điều tự cho là sự thật hết sức tương đối này.

Nguyên Phước (14/10/02)

 download bài dưới dạng PDF


[ Đầu trang ]

De :  Tuệ Minh Đức
Date :  Dimanche 3, Novembre 2002  1:29
Tánh Không

Các anh chị thân,

Biên sau anh Nguyên Phước rất khó bơỉ những lời của anh rất đầy đủ và luôn luôn dựa vào kinh điển, xong cũng mạo muội góp vaì nhận xét hay ý kiến thiển cận ( cùng lỗi chánh tả )

1/ Châân đế và Tục đế chỉ là một ( Chương hay đoạn 4 baì của anh ) :

Nhưng vì tuỳ trình độ thâm nhập của bá tánh, tuỳ hoàn cảnh áp dụng, tuỳ thành tâm, khả năng mang đạo vào đời, mà ta có cảm tưởng có mâu thuẩn, và khác biệt. Chưa kể, sự đa dạng của đạo, và các lối giáo hoá ( quyền hay thiệt, phương tiện hay rốt ráo, văn tuệ, tư tuệ hay tu tuệ, qua văn tự hay ngoại truyền bằng trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành phật, dùng hèo gậy, la hét hay gọi đột nhiên và hối dồn kẻ đối thoại bằng " nói mau, nói mau " như trong Lâm Tế J )

2/ Đốn Lý tiệm tu :

Lúc ban đầu, chúng ta có thể tạm dùng trí hiểu biết, trí phân tách, trí phân biệt mà đoán hiểu đạo, mặc dù đó chỉ là lý tạm bợ không đúng hoàn toàn sự thật ... Đó là phương tiện văn tự và khái niệm qua giáo lý. Muốn thực chứng, thông lệ chúng ta phaỉ tiệm tu để đi dần dần đến trực giác, nhận thức sự việc mà tự biết, mà xem bản lai diện mục của mình, và cuối cùng thâm nhập cái trí huệ, cái trí vô phân biệt, không nhị biên, ngoaì lý luận, khái niệm, nghĩ bànxong từ trạng thái đi từ mê, từ tâm phân biệt, phân tách, cho đến tâm vô phân biệt, sự chuyễn biến không thể một sớm một chiều, mà là từ từ, từng giai đoạn, từng hoá thành ... ( ngay cả các vị thánh đến hành bồ tát được gọi là các vị giác ngộ từng phần, từng chặng chỉ có đức phật mới là đấng giác ngộ hoàn toàn, viên mãn )

3/ Thói " sai lầm " của người thế gian :

là hay chấp chặc vào một câu, mà quên những ý nghiã ẩn hay câu ngay bên cạnh.

Ví dụ, lúc giảng Bát Nhã Tâm Kinh ( Quan tự tại đại bồ tát đã đi vào Bát nhã ba la mật đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đều không, vượt mọi khổ ách ) Thầy hay nói : Chúng ta ( hay quý vị ) ai ai cũng thuộc lòng kinh xong có vượt qua khổ ách chưa ? chưa phaỉ không ? Bơỉ vì sao ? Bơỉ đọc tụng làu làu nhưng laị không soi sáng, chiếu kiến ngủ uẩn giai không, không mang áp dụng vào đời, thì làm thế nào vượt qua được ! giống như đọc làu toa đơn bác sĩ, mà không chiụ uống thuốc trị bệnh thì làm sao khoỉ !

Hay chúng ta chỉ nhớ câu "  Ưng vô sơ trụ nhi sanh kỳ tâm " của kinh kim cang ( lúc đức phật giaỉ đáp cho ngài Tu Bồ Đề ) đã làm giác ngộ Lục Tổ Huệ Năng, mà quên những lời nhận định sau của ngaì : " Đâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh ! Đâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt ! Đâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ! Đâu ngờ tánh mình vốn không dao động ! Đâu ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp "

Cái thể thanh tịnh ấy là Tánh Không ( bản lai diện mục, ông chủ, phật tánh v v ) chứ gì ? Moị pháp cùng bản thể Không. Cái Không " không có tự tánh, mà do lý nhân duyên họp thành, giả có " chứ chẳng phaỉ cái Không " của Không ngơ, không có gì cả ".

Cái Không mà trong đó có sẳng cái năng thành tựu, nếu hội đủ điều kiện, nếu gặp duyên thuận.

Cái Không mà các giác quan của phàm phu không nhận thức được bởi nằm trong trạng thái " tịnh ", và hiển lộ khi sang trạng thái " động " lúc hội đủ nhân duyên.

Đoán hiểu traị traị, ta có thể ghép "  tánh Không tịch tĩnh " với khiá cạnh bản thể ( ontologique của anh NP ) của Chân Đế ( chân lý tuyệt đối ) và " tánh Không di động " vơí khiá cạnh hiện tượng ( aspect phénomènologique hay événementiel ) cùa Tục Đế ( tương đối )

Phàm phu chấp vào trạng thái " động " của tánh Không mà cho là thiệt có và thường còn.

Nhị Thừa không khéo chấp vào trạng thái " tịnh " mà kẹt ở tánh Không của Chân Đế

Trung Đạo đệ nhất nghiã đế có lẻ nên nhìn bao trùm cả hai, biết rỏ " bộ mặt " của tánh Không, nhưng vì ta vẫn còn sống trong phàm trần, nên phaỉ tạm dung hoà vơí cái "  hiện hữu " tạm có, xem như là hình tướng của " Quả trong trạng thái động " do " các Nhân trong trạng thái tĩnh mịch, nhưng lại chưá đựïng sức năng của Quả " mà hiển lộ khi duyên hội đủ ...

Suy tư lảm nhảm một mình, nếu có gì sai lầm, xin anh chị thiện tri thức cứ tự nhiên sưã lưng hay chỉ giáo thêm giùm ...

Thân,

Tuệ Minh Đức


[ Đầu trang ]

De :  Nguyên Đạo
Date :  Mardi 22, Octobre 2002  23:31
Objet :  Tánh Không , Vô Ngã....

Đọc bài "Hiểu biết về tánh không", tôi không thấy "Tánh không" với "Vô ngã" khác nhau ở điểm nào. Nói rộng hơn, bài này , vẫn có thể coi là một bài nói về đạo Phật Nguyên Thủy, dù một vài chữõ dùng có khác.

1- Trong đoạn "Tánh không là gì ?", ta thử thay tất cả chữ "Tánh không" bằng "Vô ngã" là ta có một bài của "đạo Phật Nguyên Thủy":

"Vô ngã là sự kiện rằng tất cả hiện tượng đều không có thực hữu nội tại....

Mọi cái vô ngã có thể chia thành hai loại: vô ngã của người (nhân vô ngã) và vô ngã của các hiện tượng (pháp vô ngã). Nhân vô ngã là con người không có thực hữu nội tại, pháp vô ngã là sự thiếu thực hữu nội tại ở nơi bất cứ hiện tượng nào khác ngoài con người...."

2- Còn về Ngũ uẩn nữa, qua " lý duyên khởi" được đạo Phật Nguyên Thủy thường vận dụng thì tất cả đều là duyên, là điều kiện, do nhiều điều kiện khác tạo nên. Mỗi uẩn đã không có tự ngã thì cả năm uẩn hợp lại cũng không thể có tự ngã. Các bộ phái thuộc "Tiểu thừa" ngày xưa, đặc biệt là Thượng Tọa Bộ và sau đó Nhất Thiết Hữu Bộ, các hệ phái "Nguyên Thủy" ngày nay đều chủ trương như vậy. Chỉ có các bộ phái "Nhân Thể" như Độc Tử Bộ... chấp nhận một thứ "giả ngã" (pugala) làm sợi giây dẫn dắt đầu thai, nối kiếp này với kiếp trước.

3- Hệ thống luận lý của Nguyên Thủy thường được gọi là A-Tỳ-Đạt-Ma (Thắng pháp) cũng phân biệt giữa "chân đế" tuyệt đối, và "tục đế" tương đối. Từ tương đối, phương tiện tu hành, tiến tới nhất thiền, nhị thiền,tam, tứ thiền... và sau cùng đạt đến "chân đế " tuyệt đối.

Như vậy, đứng trên những đạo lý cơ bản, như vô ngã, lý duyên khởi, tương quan giữa tương đối và tuyệt đối, các trường phái "Nguyên Thủy" và "Đại Thừa" giống nhau. Từ cơ bản, từ gốc đã giống nhau rồi. Đương nhiên phải là như vậy, vì dù tông phái, bộ phái nào cũng thế, cũng chỉ có Đức Phật là Thầy, cũng chỉ lấy lời dạy của Đức Phật làm kim chỉ Nam.

Sự khác biệt nẩy ra về sau, do khi áp dụng những đạo lý đó trong những điều kiện khác nhau, khi phải hội nhập vào các nền văn hóa khác nhau, đối đáp với các luồng tư tưởng khác nhau...

Những khái niệm, cách sắp xếp luận lý với 3,4,5... vế, cách phân chia tâm vật lý dần dà đưa đến phân hóa bộ phái, năm đường bảy lối (A-Tỳ-Đàm / Duy Thức...).

"Tánh không" với "vô ngã" xét cho cùng là một, do phân biệt ngôn từ khái niệm biến thành hai. Như vậy, khác với Nguyên Phước, tôi cho rằng khái niệm "Tánh không" là con dao cắt đứt sợi giây nối liền Nguyên Thủy với Đại Thừa. ( Bát nước "nửa đầy nửa vơi". Nguyên Phước nói "nửa đầy", tôi nói "nửa vơi" !!!).


[ Đầu trang ]

De : Nguyên Phước
Date : Vendredi 25, Octobre 2002 22:16
Objet : Tanh Khong

Cảm ơn Tuệ Minh Đức (Trọng) và Nguyên Đạo đã đóng góp ý kiến về đề tài Tánh Không.
Mong các đạo hữu chịu khó đóng góp thêm nhiều ý kiến hơn nữa.
Và cũng xin thêm vào một câu của Candrakirti, thuộc trường phái Trung Quán, để chúng ta cùng nhau suy nghĩ : "Ai nhìn
thấy một sự vật sẽ thấy tất cả mọi sự vật. Cái Không của một sự vật là cái Không của tất cả mọi sự vật"...

Thân mến,

Nguyên Phước.

De : Tuệ Minh Đức
Date : Dimanche 3, Novembre 2002 1:51
Objet : Re: [nguoicusi] Tanh Khong_vietnet
 

Các anh chị thân,

Thật là khó khi muốn cùng nhau suy nghĩ về Tánh Không, bơi? đặc tính là bất tư nghì, tức không nghĩ bàn. Càng noí e lai. càng đi xa dần " caí nó là nó, sự việc là thế ấy, không luận bàn daì dòng "
Hoặc các anh chị đều giác ngộ cả nên chỉ cần trực giác thôi, mà làm mất thơì giờ anh chị :-)
Chỉ xin góp thêm vaì nhận xét rời rạc, để bổ túc thêm nhưng lai. không bảo đảm đúng hoàn toàn sự thật :
1/ chúng ta đồng ý là dùng ngôn ngữ văn tự chỉ là phương tiện, không thể nào diễn đạt một cách trung thực
2/ khi cố giai? thích bằng một khaí niệm hay đặt giả danh để tạm bàn luận thì chúng ta phai? " chối bỏ " ngay, vì pháp ( lối ) phủ nhận ấy giúp ta không chấp vào " phương tiện hay hoá thành " ấy.
Caí giả danh ấy là sự thật tương đối ( tục đế ) và caí phủ nhận tượng trưng cho sự thật tuyệt đối ( chân đế ). Đó là lối nhìn Nhị đế
Và khi ta nhìn cập khaí niệm trên là tục, thì caí phủ nhận cập ấy ( phi ) có thể được xem là chân
Cứ thế, tuần tự, ta có thể phủ nhận nhiều từng bậc ( phi, phi, phi v v... ) mà tiến lai. gần " sự thật " ( tợ như các bóng ảnh phản chiếu liên tục trong hai tấm gương đối diện ... hay lý ( hý ) luận đúng sai trong giấc mộng, và thấy mình thức tỉnh nhiều lần trong mộng... nhưng tất cả rồi cũng chỉ là trong mộng... cho đến khi ta bừng tỉnh thiệt thọ... nhưng không biết đến chừng nào... và khi thấy tỉnh mơ, khó biết có tỉnh thật sự chưa hay vẫn còn trong cơn mơ ?
3/ Còn phân biệt là còn đối đaĩ, không đúng với lý đai. thừa
Và nhìn thấy trạng thaí động và tịnh của Tánh Không còn là nhị biên, tương-đối, bơi? không có 2 tánh Không mà chỉ có 1, và 2 trạng thaí đó chỉ là hình tướng do Tâm Ta còn phân biệt mà quán thế ấy, còn caí thể của Tánh Không lai. thường còn, tịch tỉnh, vắng lặng... bất nhị, bất tư nghì... có chỗ còn gọi là Bát bất (tám cái KHÔNG), hay tám cái phủ định : Không sinh, Không diệt, Không thường, Không đoạn, Không giống, Không khác, Không đến, Không đi
4/ Cảnh vật phàm trần chỉ có một và như thế ấy ( tợ như vô tri vô giác ), xong vì Tâm Ta còn phân biệt, còn vướng mắc, còn chấp có/không, ôm ấp thuận/nghịch, mang vọng tưởng yêu/ghét, nên mới sanh ra muôn tình cảnh, khó khăn, khi 6 căn ta tiếp xúc với 6 trần.
Cho nên nhìn thấy ( hay trực giác ) được một sự vật hay tất cả sự vật cũng là như nhau
Trong baì Tín Tâm Minh của tổ Tăng Sáng chỉ thẳng cho chúng ta
chí đạo vô nan = chổ tột cùng của đạo rộng lớn không khó ( phật tánh, chơn tâm )
duy hiềm giản trạch = chỉ khó, vì chúng ta còn chọn lựa ( tâm nghĩ tính suy lường )
Hý luận đến đây xin tạm ngưng, chỉ vì muốn góp ý thô sơ cùng anh NP đã có nhã ý giúp chúng ta sáng trí thêm tí xiú. Cám ơn anh chị thiện tri thức chỉ giáo thêm
Mến,

TMD

De :
Trịnh long Hải
Date : Dimanche 3, Novembre 2002 20:38
Objet : giai thoat, tanh khong
 

GIẢI THÓAT

Vô minh là cội rễ
Phân biệt là giả dối
Vọng tưởng là loạn tâm
Dứt niệm là hết sai lầm
Chân-không tỏ rõ
Bản lai hiện tiền
____________________________

TÁNH KHÔNG

Sự đời đã lụy có với không
Có không , không có ấy lẽ thường
Hiện thì có , ẩn lại không
Có , không tỏ rõ là vi diệu
Đường trần , nẻo thánh cả viên thông

PARIS .cuối thu 2002

Kinh thua qui dao huu
Trong PHAT PHAP cau : bat tu nghi = khong suy nghi mien luan ban va phat tu cung thuong duoc khuyen tim thien tri thuc de hoc dao dieu nay co mau thuan khong ? Dien dan NCS co can thiet khong ?

Xin gop y voi qui anh chi : Qua giao ly nha PHAT chung ta duoc biet thanh de co:
TUC DE va CHAN DE hay LY TUONG DOI va LY TUYET DOI .
TUC DE giup chung ta song tranh bot kho dau o coi duc gioi
CHAN DE giup chung ta giai thoat luan hoi vuot dong sinh tu
Chung sinh can co vo hang tap nghiep nang nhe vo minh mong day deu co ca Ly co thong Su moi de thanh . Nen trao doi de giup nhau dat ly va kinh nghiem su cua moi ca nhan la qua vo gia cho nhau.
TAM khai tri mo HANH tu bi trang day se chap canh qui dao huu bay thenh thang tren khong gioi


[ Đầu trang ]

Nguyên Phước : 
Objet : Không và  im lặng

Các bạn, các đạo hữu thân mến,

Cảm ơn anh Tuệ Minh Đức đã bổ túc thêm ý kiến về đề tài " tánh Không ", và anh Trịnh Long Hải đã gửi hai bài thơ (hay kệ ?) cho bớt khô khan.

Điều quan trọng có lẽ là giữ được trung đạo, nghĩa là không " chấp hữu ", cũng không " chấp không ".

Nếu viện cớ rằng cái Không không thể nghĩ bàn, thì chúng ta hãy ngừng ngay nơiõ im lặng, không những không nói gì, mà không suy nghĩ, không đọc kinh sách, báo chí, không trao đổi với ai ... nhất là trên diễn đàn NCS ! Nhưng như vậy thì cũng là " chấp không " rồi, phải không các bạn ?

Bởi vì nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy đức Phật Thích Ca sau khi giác ngộ tuy ý thức rằng sự thật ngài chứng nghiệm quá cao siêu, khó hiểu với đại đa số quần chúng, nhưng vì lòng thương chúng sanh ngài đã chuyển pháp luân và hoằng pháp trong suốt cuộc đời còn lại. Rồi về cuối đời, ngài cũng công nhận rằng " Trong suốt 45 năm trời, ta không hề nói một câu nào ". Và sau mỗi lần giảng kinh Bát Nhã, ngài lại lên tiếng cảnh giác " Ta nói như vậy, nhưng không phải là như vậy ". Hơn ai hết, ngài là người am hiểu những hạn chế của trí thức, ngôn từ, vừa không đủ để nhận chân sự thật, vừa có tác dụng làm méo mó nhận thứùc về sự thật. Nhưng rốt cục như thế nào, ai nấy biết rõ : ngài không ngừng đi đó đây thuyết giảng, và sau này các đệ tử của ngài đã kết tập lại những lời dậy của ngài in thành kinh sách.

Vậy thì nếu tánh Không, Không, Không đưa tới " im, im, im "... thì làm sao có đạo Phật ngày hôm nay, các bạn nhỉ ?

Nhân đây, tôi cũng xin gửi tới các đạo hữu một đoạn thuyết giảng của sư Pháp Loa, Nhị tổ Trúc Lâm, để làm đề tài suy nghĩ thêm :

______________________________________________________________

" - Nếu đại chúng hướng về đệ nhất nghĩa đế mà nói, thì động niệm là sai, mở miệng là lầm, thế thì phải lãnh hội thế nào ? Quán sát thế nào ? (...)

Hãy lắng nghe ! Hãy lắng nghe !

Này nhé, đạo lớn cao rộng như hư không, nào có ràng, nào có buộc ; bản tánh sáng trong ngưng đọng, không có thiện, không có ác. Bởi do lựa chọn mà sanh ra tắt ngang lắm ngả, lệch một mảy may đất trời xa cách. Phàm Thánh vốn chung một lối, phải trái đâu được phân chia.

Cho nên biết rằng tội phúc vốn không, rốt cuộc nhân quả chẳng thực. Người người đều có đủ, ai nấy đã viên thành. Phật tánh, pháp thân như hình với bóng, khi ẩn khi hiện, chẳng dính, chẳng rời. Lỗ mũi chúc xuống ngay trước mặt, lông mi mọc ngang trên vành mắt, há dễ thấy đâu ! Nếu chạy đi tìm thì không thấy đạo. Ba nghìn pháp môn cùng quy về một tấc dạ, hà sa diệu dụng đều tại nguồn tâm. Các môn Giới, Định, Tuệ các người không thiếu, nên quay về suy nghĩ nơi mình. Phàm những tiếng ho hen, nhướng mày chớp mắt, chân bước tay cầm, đó là tánh gì ? Biết được tánh ấy, đó là tâm gì ? Tâm tánh bừng sáng thì hiểu được cái nào đúng, cái nào chẳng đúng.

Pháp tức tánh vậy, Phật tức tâm vậy, thì tánh nào chẳng phải pháp ? Tánh nào chẳng phải Phật ? Tâm tức là Phật, tâm tức là pháp. Nhưng pháp vốn chẳng phải pháp, nên pháp là tâm, tâm vốn chẳng phải là tâm, nên tâm là Phật.(...) "

(Trích bài khai đường thuyết pháp, năm 1306, của Nhị tổ Trúc Lâm Pháp Loa, trong " Tam tổ Thực lục ")
______________________________________________________________

Mong nhận được thêm bình luận của các bạn, các đạo hữu.

Thân mến,

Nguyên Phước


[ Đầu trang ]

Nghĩa chữ "Không" theo Đạo Phật Nguyên Thủy

Thích Minh Châu

oOo
Thường thường Đạo Phật được xem là đạo Sắc Sắc Không Không, nhất là đối với Việt Nam ta, chữ Sắc-Không trở thành chữ đầu môi chót lưỡi để diễn tả đạo Phật. Không những vậy các câu ca dao tục ngữ, các bài thơ của các vị thiền sư, các văn nhân thi sĩ cũng dùng danh từ "sắc sắc không không" để nói đến Đạo Phật. Do vậy để tránh những hiểu lầm về định nghĩa Đạo Phật, để hiểu rõ hơn danh từ Không -- tức là Sunnata -- được Đức Phật giải thích và quan niệm như thế nào chúng tôi xin trình bày sau đây "Nghĩa Chữ Không Theo Đạo Phật Nguyên Thủy", dựa trên hai Kinh Pàli Cùlasunnatasuttam (Tiểu Không kinh, Trung bộ 3, số 121, trang 252) và Kinh Mahàsunnatasuttam (Đại Không kinh, Trung bộ III, số 122, trang 260), được hai kinh chữ Hán tương đương -- Tiểu Không Kinh, Trung A Hàm, số 190, Đại I, 736c; và Đại Không Kinh, Trung A Hàm, số 191, Đại I, 738a -- xác chứng.

Trong kinh Tiểu Không (Pàli), Đức Phật xác nhận nhờ an trú "Không" nên đã an trú rất nhiều, và ngài giảng kinh này để khích lệ vị Tỷ kheo nên hành trì "không tánh" một cách chơn thực không điên đảo.

Vị tỷ kheo tại trú xứ nào, những gì tại trú xứ ấy không có, thời phải quán là không có. Nhưng những gì tại trú xứ ấy thực có, thời phải quán là thực có.

Tại thiền chứng nào chứng được, những gì thiền chứng ấy không có, thời phải quán là không có, nhưng những gì Thiền chứng ấy có, thời phải quán là thực có.

Như vị Tỷ kheo đến trụ tại một tịnh xá ở làng tại đấy "không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn ông đàn bà tụ hội", thời phải quán những sự vật ấy là không. Nhưng có cái không phải không, là sự hiện diện của chúng Tăng ở trong tịnh xá, thời phải quán chúng Tăng là có, nói cho rõ hơn, thôn tưởng không có nhưng nhơn tưởng thì có.

Nay vị ấy từ bỏ tịnh xá trong làng, vào ngôi rừng tu hành một mình. Tại ngôi rừng không có làng, không có Tỷ kheo chúng, nên vị Tỷ kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, nhưng vị đó ở trong rừng, rừng là thực có, nếu tác ý lâm tưởng, vị ấy tuệ trí, các ưu phiền do duyên thôn tưởng, do duyên nhơn tưởng không có hiện hữu, nhưng các ưu phiền do duyên lâm tưởng thật sự có mặt ở đây. Cái gì không có mặt, vị ấy xem là không có mặt. Cái gì có mặt, vị ấy xem như vậy là thật có. Hành trì như vậy được gọi là hành trì "không tánh".

Vượt qua các thiền chứng về Vô sắc giới, vị ấy không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không có tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chỉ tác ý sự nhất trí do vô tướng tâm định. Nghĩa là vị này chứng được tâm định nhờ dùng một đối tượng không có tướng nên gọi là "vô tướng tâm định".

Vị Tỷ kheo quán vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên chịu như vậy là vô thường, chịu sự đoạn diệt. Do quán như vậy, vị ấy được giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Như vậy vị ấy tuệ tri: "Các ưu phiền do duyên dục lậu ... do duyên hữu lậu ... do duyên minh lậu không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này tức là sáu nhập (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) duyên mạng, duyên với thân này".

Nói một cách khác, khi vị Tỷ kheo chứng quả giải thoát, vị ấy tuệ tri các dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu không có mặt, đã được đoạn tận. Nhưng vị ấy vẫn còn cái thân, sáu nhập duyên với mạng sống. Do vậy, đối với vị ấy, "chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại ở đây, vị ấy biết cái kia có, cái này có. Cái này đối với vị ấy là như vậy, là thật có, không điên đảo, sự thực hiện là "không tánh" hoàn toàn thanh tịnh".

Như vậy với đoạn kinh trên, đối với vị Tỷ kheo tu hành, tùy theo trú xứ, hoặc ở làng, hoặc ở rừng, hoặc tu đông người, hoặc tu một mình, những gì tại trú xứ ấy không có, vị Tỷ kheo quán là không. Còn những gì tại trú xứ ấy có, thời quán là thực có. Còn tại thiền chứng nào, như khi chứng quả Niết Bàn giải thoát, thời vị ấy tuệ tri được các lậu hoặc là không có, vì đã được đoạn trừ, nhưng vì còn cái thân hữu dư y, cái thân sáu nhập duyên mạng, thời thân ấy vẫn thật có. Thân đã có, thời có những ưu phiền do thân ấy gây nên, nên đã có thân, thời có già, có bệnh, có chết. Nhưng vì vị này đã giải thoát, nên không có sầu bi khổ ưu não, dầu thân có bệnh, có già, có chết.

Như vậy kinh này định nghĩa chữ Không, tùy thuộc trú xứ, tùy thuộc Thiền chứng, những gì thật không có thời quán là không có. Còn những gì thực sự là có, thời quán thật sự là có.

Kinh Đại Không đề cập đến nghĩa chữ Không một cách rộng rãi hơn. Đức Phật xác nhận một Tỷ Kheo thích thú hân hoan trong hội chúng của mình, trong hội chúng của người, thích thú hội họp, thời vị ấy không chói sáng trong Pháp và luật này, không có chứng đắc tùy theo ý muốn viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, không có chứng đắc bốn thiền sắc giới và bốn thiền vô sắc giới, không có chứng đắc bốn đạo, bốn quả. Rồi Đức Phật kể lại kinh nghiệm bản thân của mình, nhờ an trú "nội không", nên dầu phải tiếp xúc với Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần ngoại đạo, đệ tử ngoại đạo, tâm ngài hướng về viễn ly, độc cư, ly dục, đoạn tận các Pháp khiến cho các lậu hoặc khởi lên, chỉ dùng những lời khích lệ thuần túy, đối với mọi người Ngài tiếp xúc. Như vậy, Đức Phật an trú nội không, không bị thế sự uể nhiễm.
Rồi Đức Phật khuyên các Tỷ kheo nên an trú "nội không", "ngoại không" và "bất động", và trước khi an trú như vậy cần phải an tịnh nội tâm, tức là tu chứng sơ thiền cho đến thiền thứ tư.

Sau khi chứng bốn thiền, vị Tỷ kheo tu tập an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, an trú bất động. Nếu khi an trú, tâm chưa được hân hoan, thích thú, thời tu tập cho tâm thật hân hoan, thích thú trong khi an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động. Vị Tỷ kheo trong khi an trú như vậy, nếu có đi đứng ngồi nằm phải chú ý đừng cho các tham ưu, bất thiện pháp khởi lên. Nếu có nói, không nói đến các vấn đề hạ liệt, đê tiện, phàm phu, chỉ nói đến những lời nhàm chán, ly tham đoạn diệt, an tịnh thắng trí, giác ngộ Niết Bàn. Nếu có suy tầm, suy tư điều gì, thì không suy tầm, suy tư đến dục tầm, sân tầm, hại tầm, những tâm tư hạ liệt đê tiện; mà chỉ suy tầm, suy tư đến ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, những tâm tư đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh thắng trí, giác ngộ Niết Bàn.

Đối với năm dục trưởng dưỡng, tức là sắc đẹp, tiếng hay hương thơm, vị ngọt, xúc êm dịu, vị Tỷ kheo phải ý thức mình có ái dục đối với năm dục trưởng dưỡng ấy hay không, nếu có thời phải lo đoạn diệt ái dục ấy, làm cho năm ái dục ấy không có hiện hữu.
Đối với năm thủ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, khi vị ấy tùy quán năm thủ uẩn ấy, sự tập khởi và sự đoạn diệt của chúng, vị Tỷ kheo phải tìm hiểu mình có ngã mạn (asminmàno) gì đối với năm uẩn hay không, nếu có, thời phải lo đoạn trừ ngã mạn ấy. Như vậy gọi là vị Tỷ kheo tác ý nội không, ngoại không, nội ngoại không, tác ý bất động, và nhờ vậy vị Tỷ kheo tiến dần đến giác ngộ, giải thoát nhờ an trú nội không.

Tóm lại, Đại Không Kinh xem an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, bất động là pháp môn vị Tỷ kheo tu tập để trong khi đi đứng ngồi nằm, không cho tham ưu, bất thiện pháp chạy vào trong tâm, chỉ nói, chỉ suy tư những gì đi đến giác ngộ Niết Bàn. Còn đối với năm dục trưởng dưỡng, tuyệt đối đoạn trừ ái dục, và đối với năm thủ uẩn, nhổ tận gốc ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên.
Với hai kinh trên, nghĩa chữ Không theo Đạo Phật nguyên thủy được trình bày cũng đã khá rõ ràng và cặn kẽ. Để kết thúc, chúng tôi xin nói thêm, trong Kinh điển nguyên thủy, khi nói ba pháp ấn, chỉ nói có ba vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta), không xem Không (sunnatà) như là pháp ấn thứ tư.


[ Đầu trang ]

De : Nguyễn Đình Thi
Date : Lundi 4, Novembre 2002 20:45
Objet : Tánh Không

Các anh chị thân,

Cảm ơn các anh chị đã có những đóng góp ý kiến rất thú vị về Tánh Không trong Phật giáo. Đây là một chủ đề khó diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường, nhưng tôi xin phép bổ xung thêm qua kinh nghiệm bản thân và sự hiểu biết hạn hẹp của mình.

Tánh Không là vấn đề căn bản, đầy huyền diêụ, thần bí nằm trong phần bản thể luận của Phật giáo. Ai đả giác ngộ, hoà nhập vơí Tánh Không lại không thể và không nên lý giải bằng ngôn ngử thông thường của thế gian vì đây là bánh xe Tạo hóa chỉ có thể cảm nhận được bằng trực giác xuyên qua những ẩn dụ, paraboles và phải biết học cách " phủ nhận, chối bỏ " mọi thứ để đạt đến trạng thái tâm linh tròn đầy này, như anh NP có đề cập đến câu nói thâm sâu, tuyệt diệu cuả Phật Thích Ca mỗi khi Ngài giảng về kinh Bát Nhã "  Ta nói như vậy, nhưng không phải như vậy ". Trong thời đại chúng ta đang sống không gì đau khổ bằng khi con người tự tạo ra những hình ảnh, gán cho một cái tên về Thượng đế và cầm lấy " tấm bảng giá trị " này đi hăm he, đấm đá với đồng loại.

Thật ra trong cuộc đời của một con người, Không Tánh (Vô ngã) đã có khi ta mới sinh ra, hay nói một cách khác đây là thời gian " hạnh phúc " mà đứa bé cảm nhận nhưng không nói được. Rồi đến khi ta 5 hay 6 tuổi gì đó, cắp sách đến trường là bắt đầu nếm mùi " khổ ", thì cái Vô ngã dần dần lu mờ đi , nguyên lý Duyên Khởi nằm tìm ẩn từ bấy lâu nay có cơ hội phát triển mạnh mẽ vì đứa bé đả tiếp xúc và nhìn thấy sự vận động, biến đổi của thế giới hiện tượng, sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể.

Chúng ta nói đến Tánh Không trong Phật giáo. Ngoài ra còn có xuất hiện một cái không khác vô tình hay cố ý mà chúng ta ôm ấp nó ít nhiều trong suốt cuộc đời của mỗi con người như một bức màn vô minh, đó là cái không thật sự hoàn toàn  " trống rỗng " của chủ nghĩa hư vô, một cái không vô ngã kỳ lạ khi ta lấy khách thể làm chủ thể cho mình, tôn thờ cái ác và đả đảo cái thiện, cái không của những ngày chủ nhật dài lê thê đơn điệu, cái không của những buổi sáng thức dậy ta cảm thấy sợ hải về sự trống rỗng vô hình, một sự trống rỗng mà ta nhỡ chân rơi xuống vực sâu, có kêu la cầu cứu khan cả tiếng thì nào có tiếng đáp laị " nào mi đưa tay đây để ta kéo mi lên ! ". Chiếc hố sâu thẳm này đang lớn dần, làm thế nào để vượt qua bến bờ bên kia ?

Làm thế nào một con sâu xấu xí biến thành nàng bướm xinh đẹp bay tung tăng trong nắng ?

Làm thế nào chúng ta tìm lại được Tánh không khi ta còn bé, hồn nhiên chơi đùa với thời gian, trong cuộc đời lê thê buồn nhiều hơn vui với tâm hồn cằn cổi già nua của ta. Đức Phật là người đả thắp đuốc soi đường cho chúng ta đi tìm con đường Giác Ngộ, nhưng Ngài không thể giải nghiệp cho chúng ta được, mỗi người có sự chọn lưạ cho riêng mình về lối tu hành nhưng tất cả đều qui tụ trong Lục Độ Ba La Mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, Trí huệ), đây củng là sự thử thách cam go trên con đường tìm Chân Lý vậy !. Làm sao nói hết được.

Thân mến,

NĐ Thi.


[ Đầu trang ]

De :  Trúc Tuệ
Date :  Lundi 4, Novembre 2002  21:48
Objet :   Tánh Không

Các Anh Chị thân:

Đề tài "Tánh Không" do chi. Nguyên Khánh đưa ra đã được anh chị đáp ứng một cách rộng rãi . Để góp phần, tôi cũng xin có chút thiển kiến về thực chất cuả Tánh Không.

Trên bình diện tri thức cuả Tánh Không:

1. Trước hết tôi rất đồng ý với anh Nguyên Phước về điểm căn bản là sự hiểu viết về tánh không giúp chúng ta diệt khổ.

Như một câu trong kinh đã nói: "Tất cả nước của các đại dương đều cùng một vị mặn. Đạo cuả ta cũng có chỉ một vị là vi. Giải thoát" , mà đã giải thoát thì không còn gì là khổ nữa. Dù đạo Phật thuộc môn phái nào cũng phải nhắm đến cứu cánh giải thoát mọi khổ ách.

2. Khổ, Vô Thường và Vô Ngã, Phật giáo đã nhìn tất cả mọi sự vật bằng Tam Pháp Ấn như thế để tiến đến giải thoát. Vô Ngã và Vô Thường là hai cách nhìn về sựï huyển hoá, không thực của mọi pháp ở thực thể tỉnh và thực thể động.

Vô Ngã: Tất cả các Pháp đều do duyên hợp từ các pháp khác không phải là chính nó (Tánh Y Tha Khởi). Ví dụ cái bàn là do các duyên như: gỗ, đinh, người thợ mộc, v.v... tạo nên.

Vô Thường: Tất cả các pháp đều chuyển biến qua trình tự "Sanh, trụ, hoại, diệt" không bao giờ thường còn: Cái bàn theo thời gian sẽ gãy nát, hư hỏng, mục rửa và trở về cát bụi.

3. Vậy Tánh Không phải như thế nào đối với Vô Thường và Vô Ngã?.

Ta hãy xem Bát Nhã Tâm Kinh nói về tánh không:

"Phàm tướng Không cuả các pháp thì không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt" (Phàm chư pháp không tướng bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm).

Vậy có phải tánh Không cuả các pháp đối nghịch với Vô Thường, ngược với Vô Ngã không? và có một chút gì không ổn đối với nhận xét cuả anh Nguyên Đạo khi cho Tánh Không cũng giống như Vô Ngã.

Cái Không cuả Đại Thừa và Vô Thường, Vô Ngã đối với một sự vật (Pháp) đã dược nhìn ở góc cạnh khác nhau.

Nhắc lại hơi xa đề một chút, trong kinh Kim Cang trong phần Phật hỏi ông Tu Bồ Đề về ngũ nhãn (5 loại mắt) thì:

Mắt thịt (nhục nhãn), mắt thường, tất cả mọi người phàm tục đều có.

Mắt trời (Thiên nhãn), thấy rõ ràng các vật khắp nơi, xa, gần, lớn, nhỏ, ngay cả trong tốị Chỉ các vị thuộc cỏi trời mới có .

Mắt Huệ (Huê. Nhãn), có thể thấy chân tướng vô thường, vô ngã cuả các pháp, mắt cuả các vi. Thanh Văn và Duyên Giác.

Mắt Pháp (Pháp Nhãn), là con mắt cuả vi. Bồ tát có thể thấy được chân không cuả các pháp, thấy được bồ đề tâm, thấyđược đại nguyện, thấy được sựï kiện tất cả chúng sinh với mình cùng chia xẻ bản thể Không và thấy được sựï giải thoát cuả mình là một với sựï giải thoát cuả tất cả chúng sinh.

Mắt Bụt (Phật Nhãn) là mắt có thể thấu suốt được quá khứ, hiện tại và vị lai, có thể thấy được tâm cuả tất cả mọi loài chúng sinh trong quá khứ, trong hiện tại và trong vị lai.

(Kim Cang, Gươm Báu Chặt Đứt Phiền Não, Thích Nhất Hạnh, trang 179-182)

Vậy cái thấy Vô Thường, Vô Ngã thuộc bậc Tiểu Thừa, cái nhìn cuả Bồ Tát Đại thừa mới thấu nhập được tính không cuả các Pháp.

Trở lại vấn đề, Các Pháp đều cùng một gốc, giống nhau, nhưng nhìn ở đạng "Tánh" cuả sự vật, thì mọi vật đều như như, thường hằng và vĩnh cửụ. Nhưng ở dạng "Tướng" cuả sựï vật, mọi vật đều sinh hoại vô thường và không có tự tính. Một ví dụ mà Thầy Tổ thường dẫn dụ là sóng và nước. Trên mặt nước, khi động thì có muôn ngàn đợt sóng lớn, bé, cao, thấp, muôn nghìn dạng sai khác nhưng tất cả đều chỉ là một thể nước mà thôi.

Lúc gió loạn, sóng cồn vờn mọi mặt.
Lặng lẽ rồi, nước, nước hiện trăng thanh.

Đạo Phật đã nhìn sự vật dưới ba dạng: Tánh, Tướng và Dụng. "Tướng" cuả các Pháp đều sanh diệt khiến người vô minh chạy theo cố nắm bắt, mơ ước mọi việc thường còn và rồi chuốc khổ. Đức Phật ra đời dạy cho chúng ta nhìn chân sựï vật qua các "Tướng" là Vô Thường và Vô Ngã, nhưng không phải vì thế mà sinh tâm bi quan, rơi vào đoạn diệt. Phải thấy và sống được trong "Tánh Không", tánh thường hằng, như như cuả các Pháp, luôn hiện hữu trường tồn.

Còn về phần Dụng thì sao?

Cái Dụng là làm thế nào để hiểu Tánh không bằng kinh nghiệm bản thân như trong phần hai cuả bài Hiểu Biết Về Tánh Không cuả ngài Geshe Kelsang Gyatso do Ni Sư Trí Hải dịch mà chi. Nguyên Khánh đã khởi dẫn cho đề tài luận bàn về Tành Không nàỵ Thường hằng quán chiếu tánh Không sẽ giúp hành giả biết tất cả các Pháp dều do tâm tạo, dần dần nhập vào pháp tánh Không và an trụ trong Đạo Bồ Đề.

Thân Kính

Trúc Tuê.


[ Đầu trang ]

Nguyên Khánh
Date : Mercredi 6, Novembre 2002 16:20
Tánh Không , Bát Nhã Tâm Kinh

Thua cac anh chi NCS quí mến,

Xin cảm ơn các đạo hữu đã bỏ thì giờ nghiên cứu và trao đổi, góp ý về Tánh Không, là đề tài rất thâm sâu , khó hiểu nhưng cũng rất quan trọng.

Trong mỗi buổi lễ tại các chùa (Bắc Tông),Tâm Kinh Bát Nhã luôn đuoc trì tụng và có ngườ đã thuộc làu,nhưng có lẽ nhiều Phật Tử vẫn còn thắc mắc vàmong đuoc học hỏi thêm về ý nghĩa của 2 chữ Sắc vã Không ,đuợc nhac đến nhieu trong Kinh này.

Nhân đây cũng xin ghi lại vài lờ nhắn nhủ của Hoà Thuong Thanh Từ trong chuyến viếng thăm các Phật Tử tại Hoa ky lần cuối cùng truoc khi Thầy nhập thất vĩnh viễn.HT nhắc lại là điểm then chốt chính yếu của Tâm Kinh (260 chữ Hán) chỉ qui về mấy câu:

" Chiếu Kiến Ngủ Uẩn Giai Không
Độ Nhứt Thiết Khổ Ách"
Thầy Nhất Hạnh cũng có giảng ra Tiếng Việt(trong cuon Nghi Thuc Tụng Niệm):
(Bồ Tát quán tự tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật)

" Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh.
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn..."

Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu. dich giả bô. Đại Trí Độ Luân, cũng có viet mot cuon sach nhỏ rat hay, nhan đề :" Ngũ uẩn Vô Ngã" mới xuat bản nam 1999,sau cuon Vo Ngã la Niet Bàn ( 1990). Xin giới thiệu voi quí đao. hữu.

HT Thanh Từ có nhắc đến câu chuyện Thiền ...( mà chắc nhiều đao hữu đa biết?)và đặt câu hỏi:

" Bây giơ các Phật Tử thấy Núi Sông là gì?
Là Núi Sông hay Không là Núi Sô ng?"
Xin duoc chuyển đến cac đạo hữu...
Thân kính,

Nguyên Khánh


[ Đầu trang ]

De :  Nguyên Phước
Date :  Mardi 12, Novembre 2002  23:09
Góp ý thêm về Không

Thân gửi các bạn, các đạo hữu,

Nhận được thêm ý kiến của chị Nguyên Khánh và các anh Đình Thi, Trúc Tuệ về " tánh Không ", tôi rất lấy làm vui thích, nên không tránh khỏi viết thêm vài giòng cùng các bạn (tuy nhận thấy phần cuối thư của anh Đình Thi có một nỗi buồn ray rứt, phải chăng đó là " sầu vạn cổ "?)

1) Về tương quan giữa tánh Không và Vô thường, Vô ngã, thì tôi không thấy có vấn đề gì. Nếu ta hiểu rằng mọi hiện tượng trên thế gian đều là Không, không thường còn, không cố định, thì đó tức là Vô thường rồi chứ gì ? Không biệt lập, không có tự tánh, không có đối đãi, thì đó tức là Vô ngã rồi chứ gì ? Như vậy Không bao hàm cả Vô thường, Vô ngã, và thâu cả hai làm một, bởi vì Vô thường, Vô ngã đan díu vào nhau, cũng như thời gian và không gian, không thể nào tách biệt.

2) Về mặt bản thể, thì sự vật tự nó không hề có đối đãi, phân biệt, tính chất này, tính chất nọ. Ngài Long Thụ đặt ra 4 cặp phủ định, bất " sinh/diệt, thường/đoạn, nhất/dị, khứ/lai ", nhưng thật ra còn bao nhiêu cặp phủ định nữa : không đẹp/xấu, cao/thấp, chánh/tà, dơ/sạch, v.v. và v.v. Trong đó, không có thường còn và cũng không có Vô thường. Bởi vì thường còn và Vô thường vẫn còn là đối đãi. Vô ngã cũng vậy, trong bản thể, không có ngã và cũng không có Vô ngã. Sự thật không thể nào nghĩ bàn mà chỉ có thể chứng thực được bằng trực giác, như chúng ta đã nói. Như vậy, theo tôi thấy, không có gì trái ngược nhau giữa 1) và 2).

Nhưng lý luận (hay hý luận, như Tuệ Minh Đức nói) về lý thuyết mãi thì đâm ra nhàm tai và quá  khô khan ! Để " ướt át " và " thơ thẩn " một chút, thì tôi xin nói chuyện một chút với các bạn về mùa thu.

Vì bây giờ đang là mùa thu, mùa của các nhà thi sĩ :

" Em không nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức,
Em không nghe rạo rực,
Hình ảnh kẻ chinh phu,
Trong lòng người cô phụ ... " (Lưu Trọng Lư)

" Souvenir, souvenir, que me veux-tu ? Lautomne
Faisait voler la grive à travers lair atone,
Et le soleil dardait un rayon monotone
Sur le bois jaunissant où la bise détone... " (Paul Verlaine).
" Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài đường mưa bụi bay... " (Vũ Đình Liên) " J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends... " (Guillaume Apollinaire)


Và có nhà thi sĩ (có lẽ là Đinh Hùng nếu tôi không lầm) đã có câu " Lá thu rơi, sương thu lạnh, tình thu buồn, những cuộc tình dang dở và những cánh hoa tim... ". Mùa thu lá đổ, mùa thu tan tác, mùa thu nhớ nhung, mùa thu sầu muộn. Nhưng vì sao mỗi lần " nhìn những mùa thu đi ", ta lại thấy lòng buồn rười rượi... các bạn nhỉ ?

Bởi vì khi ta nhìn một chiếc lá thu, thì ta cảm thấy thương tiếc nó khi nó vàng úa, lìa cành, rồi mục nát.

Nhưng thật ra, nó đã vô thường từ khi còn là mầm non vào đầu xuân, và trong mỗi sát na đi qua, nó luôn luôn biến đổi. Trước khi thành chiếc lá, nó đã là một phần của cành cây, một phần của đất, của nước mưa và ánh sáng mặt trời. Nó không phải là " chiếc lá ", như mình tưởng là " chiếc lá ". Nó mang tính chất vô thường, vô ngã, nó hình thành bởi duyên khởi, và duyên khởi là lẽ tự nhiên, là cuộc đời.

Đúng ra chẳng có gì đáng buồn khi lá rụng mùa thu, cũng như hoa tàn tạ cuối xuân. Có buồn chăng là ở tại cái tâm của mình, cái tính chất đa sầu đa cảm của mình đang bộc lộ qua chiếc lá vàng rơi rụng. " Ô hay, buồn vương cây ngô đồng, Vàng rơi... vàng rơi... Thu mênh mông." (Huy Cận).

Trong Kiều cũng có câu " Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ ?" Nhưng thật ra phải nói " Người buồn, cảnh có buồn đâu bao giờ ? ", bởi vì người buồn, chứ cảnh đâu có buồn, lá đâu có buồn, sương đâu có lạnh, thu đâu có tịch liêu ? Đổ lỗi cho cảnh làm mình buồn, hay cho rằng mình bị ngoại cảnh chi phối đều là sai lầm. Không phải là ngoại cảnh, mà chính là cái tâm của mình nó chi phối mình. Khi vui thì mưa rơi bão tố cũng vui, khi buồn thì làm sao khuây khoả được nỗi buồn !

Đến đây thì câu chuyện mùa thu chưa có vẻ gì liên quan tới tánh Không. Thật ra chúng ta đang ngay ở chính giữa vấn đề.

Nhà thi sĩ trữ tình ngắm phong cảnh mùa thu mà cảm thấy lòng mình dâng trào cảm xúc, và phóng chiếu những cảm xúc đó vào cảnh vật. Ngược lại, người tu Thiền không để những cảm xúc lôi kéo và trùm lên cảnh vật, bởi vì ý thức được tánh Không của sự vật.

Đó chính là ý nghĩa của câu " Đối cảnh vô tâm " trong bài phú " Cư trần lạc đạo " của Trúc Lâm Sơ Tổ Trần Nhân Tông, và cũng là ý nghĩa của câu " Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm " của Kinh Kim Cương : trước cảnh vật, không để tâm dấy lên, dao động, làm vẩn đục cái Không trong sáng, tĩnh tịnh của sự vật.

Sự vật chỉ như vậy, và như vậy. Cũng như " núi là núi, sông là sông ", theo lời nhắc nhở của Thầy Thanh Từ. Lá vàng là lá vàng, mùa thu là mùa thu, ngoài ra không còn gì nữa.

Như vậy " con sâu xấu xí " kia chỉ là con sâu, và " nàng bướm xinh đẹp " kia dưới mắt anh Đình Thi, chỉ là con bướm. Và con sâu chính là con bướm (sẽ thành), con bướm chính là con sâu (đã thành). Giữa cái Không, chẳng có gì khác lạ...

Và Không cũng có nghĩa là quá khứ cũng không, tương lai cũng không, chỉ có hiện tại là có. Quá khứ còn đâu để mà tiếc nuối, tương lai đã tới đâu để mà lo ngại ?

Anh sẽ không bao giờ tìm lại được trong anh " đứa bé ngây thơ hồn nhiên chơi đùa " dưới mái trường cũ. Đứa bé đó không còn nữa, nhưng cũng không hẳn là không còn trong anh. Như một ngọn đèn, mỗi giây phút đổi thay, không còn vậy, nhưng cũng không khác lạ (na ca so, na ca anno).

Rốt cục chỉ còn hiện tại để mà tự tại, để mà an vui với giây phút hiện tại. Nói như Thiền sư Vân Môn Văn Yển, " mỗi ngày là một ngày tốt " (nhật nhật thị hảo nhật).

Nhưng như vậy có người sẽ lên tiếng nói ngay rằng đâu còn gì tình cảm nữa, và phải chăng tu đạo Phật là phải dẹp bỏ luôn mọi tình cảm, phải luyện tâm để trở nên khô cằn, dửng dưng, lạnh nhạt ?

Theo tôi, không phải vậy, bởi vì tôi cảm thấy qua sự tiếp xúc với những vị tu hành đạt đạo rằng họ không phải là những người khô cằn về tình cảm. Qua ánh mắt, qua nụ cười của họ, tôi nhận thấy một tình thương bao la và một niềm vui thanh thoát.

Nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta bắt buộc phải lựa chọn : giữa nuôi đưỡng tâm hồn thi sĩ trữ tình, cưu mang những thích thú cùng với những đau thương không thể tránh được; và con đường đôn tu theo đạo Phật, buông thả cảm xúc, để nhìn thẳng vào sự thật giản dị, trong sáng, nguyên y.

Không thể nào chạy theo cả hai. Không thể nào nắm bắt được cả hai, cũng như vừa khóc cười, vừa im lặng.

Và đây cũng có thể là một đề tài thú vị, các bạn nhỉ : " Thế nào là thi sĩ Phật tử ? "

Thân mến,

Nguyên Phước.

 

[ Đầu trang ]

De :  Nguyên Đạo
Date :  Jeudi 14, Novembre 2002  1:05
Vô Thường, Vô Ngã, Tánh Không ...

Các đạo hữu thân mến,

Vô Thường, Vô Ngã, Tánh Không, Tiểu Thừa, Đại Thừa, liên hệ với nhau như thế nào ? Tôi xin phép góp một vài ý nghĩ tản mạn về vấn đề này.

Tôi cũng sẽ bàn thêm về vấn đề "Cao, Thấp" thường hay được nghe trong hàng Phật tử (dù, trong những trao đổi vừa qua trên diễn đàn chưa có đạo hữu nào bàn tới).

Ở mức độ tuyệt đối , "bản thể", " chân đế " hay "chân như "... chỉ có một, không thể nghĩ bàn. Nhưng xưa nay, con người làm việc gì cũng phải nghĩ, bàn, suy luận, phân biệt cái này cái kia. Không tính toán trước sau là chắc chắn làm sai, làm hỏng việc. Đây là nghiệp lực, là thói quen từ bao đời bao kiếp, và ít ra đối với con người, là bẩm tính đã có từ khi còn trứng nước.

Chính vì thế mà theo truyền thuyết, sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đắn đo suy nghĩ, do dự không biết có nên chỉ dạy "chân lý" cho chúng sanh ?

Sau cùng, ngài quyết định lên đường dùng phương tiện để giáo hóa mọi người.

Tứ Đế,Vô Thường, Vô Ngã, Lý Nhân Duyên , lối phân chia thông thường của người đời:

Cũng theo truyền thuyết, ngay sau khi quyết định truyền bá những gì ngài chứng được, Phật đã phương tiện nói pháp cho năm người bạn đạo cũ qua hai bài kinh : Kinh Chuyển Pháp Luân, với những khái niệm về Tứ Đế, và kinh Vô Ngã Tướng với những khái niệm về Vô Ngã và Vô Thường. Sau này qua những bài kinh khác, Ngài dùng thêm khái niệm Nhân Duyên.

Trong suốt 45 năm hoằng Pháp, theo ý tôi, khi phương tiện dùng khái niệm này, khi dùng khái niệm kia, Ngài chỉ tìm cách khai triển giáo pháp của Ngài với mục tiêu duy nhất là giúp con người Diệt Khổ. Những lời dạy này thường được người đời sau " sắp xếp phân biệt " ra thành các đạo lý như sau : Tứ Đế, Vô Thường, Vô Ngã , Lý Nhân Duyên.

Một các rất sơ sài, người đời thường nói :

* Đạo lý Tứ Đế cho biết :
1 - đời là Khổ (Khổ).
2- Khổ có nguyên nhân là tham ái, tham ái lại do vô minh, tức là không sáng suốt, không thấy rõ chân lý (Tập).
3 - Tuy có Khổ nhưng cũng có Khổ Diệt hay Niết Bàn (Diệt).
4 - Đế thứ tư là Bát Chánh Đạo, tức là tám nghiệp chân chánh giúp con người đạt đến Niết Bàn (Đạo).

* Đạo lý Vô Thường nói mọi sự vật, hiện tượng thay đổi không ngừng.
* Đạo lý Vô Ngã nói sự vật không có tự ngã độc lập.
* Đạo Lý Duyên Khởi nói sự vật do nhân duyên, điều kiện, tương quan điều hợp mà thành.

Tạm phân biệt sắp xếp như vậy cho dễ trình bày, dễ suy luận, nhưng nếu đi sâu vào vấn đề thì không thể nói đạo lý này mà không " bao hàm " đạo lý kia. Và Đức Phật chưa hề đặt thành hệ thống, sắp xếp ngăn chia đạo lý này với đạo lý nọ .

Sự phân biệt chỉ có tính cách phương tiện, nhưng điều đáng tiếc là nhiều người có xu hướng tạo nên nhưng ô ngăn chia rẽ các đạo lý này, coi như mỗi đạo lý nằm trong một khuôn khổ đặc biệt, không liên hệ nhau.

Những đạo lý này không thể tách rời, nói một là nói tới tất cả.

Tất cả những đạo lý này quấn quyện vào nhau, không thể tách rời, nói một là nói tới tất cả. Nói "Khổ" là nói tới Vô thường, Vô ngã, nhân duyên... mà nói tới Vô ngã là nói tới Vô thường, Khổ, Niết Bàn.

Mỗi đạo lý, nếu giải ra cho tới cùng, tự nó là đủ. 

"Đời là vô thường". Chứng được đạo lý này, là đủ rồi ! Chứng được đạo lý "Đời là vô thường" đương nhiên là chứng được đạo lý "Sự vật là vô ngã ", "sự vật là Duyên khởi ".

Về lý mà nói, khi bảo "đời là vô thường " , " sự vật biến chuyển không ngừng " là đương nhiên phải nói sự vật không có một bản thể đồng nhất, không thể tự nó mà có. Vì nếu có một bản thể đồng nhất, kiểu như "thượng đế " hay "linh hồn" chẳng hạn, thì nó sẽ trường cửu mãi mãi, vì đã đồng nhất thì chẳng có gì có thể làm nó thay đổi ( thay đổi là khác biệt, là đổi từ cái này sang cái kia, trạng thái này sang trạng thái kia )

Nếu nói sự vật có một bản thể đồng nhất thì không thể nói " đời là vô thường " được nữa .

Như vậy trong " vô thường " , dù có nói rõ ra hay không, luôn luôn vẫn bao gồm "vô ngã " ( sự vật không có bản thể đồng nhất ) và "duyên khởi " (sự vật do tương quan nhân duyên mà thành, không thể tự nó mà có).

Khi khai triển một đạo lý, như Vô Ngã chẳng hạn, là mặc nhiên nói đến tất cả các đạo lý kia (dù không nói đích danh), và ta cũng có thể lập lại nhưng điều vừa nói ở đoạn trên. Không đồng nhất là có khác biệt. Có khác biệt là có thay đổi. Có thay đổi là có vô thường. Người ta cũng hay nói, "vô ngã " nghĩa là sự vật không có một " bản thể thường còn bất biến" . Sự vật là điều kiện, là duyên sinh .

Có người nói, đứng về phương diện "tĩnh" thì nói sự vật "vô ngã", đứng về phương diện "động" thì nói sự vật " vô thường " . Theo tôi nghĩ, nói vậy là nói tạm theo cái nhìn "tạm chấp ngã , tạm chấp thường" của người đời . Xét cho cùng lối nói này không ổn . Vì sự vật chỉ có thể "động" , "biến chuyển" , sự vật là "quá trình hình thành", không thể nào "tĩnh " .

"Vô ngã " là khác biệt, là biến chuyển. Có thể, với thói quen chia cắt của ta, ta thấy có tĩnh, có động, nhưng trong thực tế, chỉ có động mà thôi. "Vô Ngã " là "Vô thường ".

Đi tới tận cùng của khái niệm "vô ngã", quá khái niệm, là tuyệt đối. Thầy Thiện Siêu đã từng viết "Vô Ngã là Niết Bàn".

Tất cả những đạo lý , qua phương tiện ngôn từ, cũng chỉ nhắm nói tới tuyệt đối, bản thể . "Niết Bàn" , "Giác Ngộ" , "Phật ", nói nghe đơn giản, nhưng đố ai định nghĩa được cho ổn !

Quá trình hình thành khái niệm, tông phái trong Đạo Phật

Được nẩy sinh và phát triển mạnh vào thời Đức phật tại lưu vực sông Hằng, sau này Đạo Phật đã được truyền bá đi khắp nơi, đặc biệt là qua Bắc Ấn, Tây Tạng và Trung Quốc. Khi gặp một nền văn hóa mới, một giống dân mới, Đạo Phật đã phải mang mầu sắc mới, hội nhập vào nền văn hóa của văn hóa đó, dân tộc đó.

Các phong tục tập quán, tư tưởng sẵn có của từng dân tộc cũng có xu hướng "diễn dịch lại" những nguyên lý cơ bản của Đạo Phật (1) .

Ngay từ thời Phật, từ những đạo lý đó, đã có người bắt đầu diễn dịch theo hướng "Tâm truyền Tâm" như câu chuyện ngài Ca Diếp mỉm cười khi Đức Phật đưa hoa lên, có người chuyên về thần thông như Ngài Mục Kiền Liên, có người chuyên về luận, hệ thống hóa, sắp xếp, phân tách lời Phật dạy như Ngài Xá Lợi Phất (Ngài Xá Lợi Phất thường được xem như tổ của Luận Lý Học Phật Giáo, của A Tỳ Đàm và sắp xếp lời Phật dạy thành 9 phần hay bộ môn).

Khi truyền dạy các Đạo Lý trên, Đức Phật không bỏ thì giờ "hệ thống hóa" những Đạo lý đó thành một khối sắp xếp trước sau. Phương cách của Ngài thường là khi gặp một sự việc nào thì lấy ra làm thí dụ, hay đặt các câu hỏi , từ đó dẫn đắt người nghe hiểu các Đạo Lý trên.

Các đệ tử Ngài (Trong đó có ngài Xá Lợi Phất) và những người đời sau, nhất là những vị quen với "luận lý học", mới đem giáo lý ra mổ xẻ, đặt ra khái niệm này, phương pháp nọ để diễn dịch lời Phật dạy.

Nhưng nếu như những khái niệm này mà thoát ra khỏi những đạo lý cơ Bản "Vô Ngã, Vô Thường, Nhân Duyên, Tứ Đế" thì là ra khỏi Đạo Phật mất rồi.

Do đó, những khái niệm sau này, dù thế nào đi nữa cũng chỉ là hình thức, sắp xếp lại của những Đạo lý cơ bản.

Khái niệm "Tánh Không" cũng vậy.

Trong bài " Hiểu biết về tánh Không" của Lạt ma Geshe Kelsang Gyatso , nếu chỉ đọc đoạn "Tánh Không là gì ? ", qua những thí dụ, những lời giảng giải của Lạt Ma Geshe Kelsang Gyatso , ta không thấy một lời nào trong đó ra khỏi đạo lý Vô Ngã. Ta muốn nói vị Lạt Ma viết về Tánh Không cũng được, nhưng tất cả mọi lời giải thích hoàn toàn nói về đạo lý Vô Ngã .

"Vô" Ngã là "Không" Ngã ! Không có Ngã thì làm gì có "sắc" riêng, "thọ " riêng, "tưởng" riêng, "hành" riêng, "thức" riêng.

Chính trong Kinh "Vô Ngã Tướng" , Phật nói "Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều là Vô Ngã", tức là "không" có thực ngã, là giả hợp, là "KHÔNG".

Đứng về "hiện tượng" mà nói , với tâm phân biệt , thì "có ta", "có người", "có sắc, thọ,tưởng, hành, thức", "có ngã" !

"Đứng về bản thể" mà nói thì Không Ngã (vô = không), Không ta Không người ! Không Tiểu Ngã mà ngay cả đến Đại Ngã cũng không có. Từ đó ta tìm đâu là ranh giới giữa " không gian " và "thời gian" ? Tìm đâu ra cái khác biệt giữa cái "Không" của "Vô Ngã " và cái "Không" của "Tánh Không" ?

"Có thì có tự mảy may"
"Không thì cả thế gian này cũng không"
(Của một Thiền Sư Việt Nam, tôi không nhớ tên)

Có người nói đạo lý "Tánh không" bao gồm cả ba đạo lý "Vô Thường", "Vô Ngã " , "Duyên Khởi ".

Theo tôi nghĩ, "Vô Thường" là "Vô Ngã", và cũng là " Duyên Khởi ".

Ta cũng có thể nói, "Vô Ngã " bao gồm cả "Vô Thường ", "Duyên Khởi " và " Tánh Không ".

Nghĩ cho cùng, "Tánh không" không ra khỏi "Vô ngã", (ngoại trừ trường hợp ta cố tình giới hạn nghĩa của Đạo Lý Vô Ngã lại). Nếu "Vô Ngã" chỉ là "khái niệm" thì "Tánh không" cũng vậy mà thôi.

Mà "khái niệm" là "pháp", "pháp" lại là "vô ngã" !!!

Còn nếu muốn bước thêm bước nữa, thực sự đi vào "tuyệt đối", "bản thể", thì không thể dùng ngôn từ được nữa.

"Có lẽ chỉ còn cách
" mím miệng ngồi yên"
Đỗ (uổng ?) khẩu vô ngôn.

Thực ra, theo tôi nghĩ, con người vốn có thói quen phân biệt nên cần phải tạo ra "khái niệm", từ khái niệm tạo ra " tôn chỉ ", rồi dựa vào " tôn chỉ " đó mà phương tiện tu học hành trì. Bám vào khái niệm "vô ngã " để thiền quán hay bám vào khái niệm " Tánh Không " để quán thiền cũng thế mà thôi. " Không " tức là " Không " !!!

Xu hướng chung của các Tông phái, nảy sinh từ các điều kiện lịch sử, địa phương, truyền thống khác nhau là hay "tự tôn", chỉ biết lý thuyết tôn chỉ của mình, giản lược tôn chỉ của các tông phái khác, rồi đặt ra đủ thứ sắp xếp, nào là "căn cơ thấp", "căn cơ cao", tôi "Đại", anh "Tiểu". Đỉnh cao của sai lầm này là lối phán giáo "năm thời truyền pháp ", sắp xếp kinh điển "cao thấp" khác nhau : Kinh A hàm dành cho hạng căn cơ thấp, rồi đến Kinh Phương Đẳng cho hạng căn cơ cao hơn, rồi Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn (càng ngày càng cao!!!).

Dĩ nhiên, đọc lại lịch sử thì các tông phái "Nguyên Thủy" cũng nhiều khi miệt thị tông phái khác ...

Đây là nói về lý luận (hay hý luận).

Về sống Đạo như tu thiền ta cũng thấy có nhiều điểm, rất nhiều điểm, tương đồng giữa các tông phái. Nhưng khi người của tông phái nọ nói về tông phái kia, nhiều khi có lệch lạc. Một thí dụ điển hình là tu "Thân" trong Tứ Niệm Xứ. Bên "Đại Thừa" thường nói tu "Thân" của Nguyên Thủy chỉ là tu "Thân bất tịnh". Thực ra tu "thân bất tịnh" chỉ là một phần mà thôi. Những phần khác của phương pháp quán sát "Thân" bên nguyên thủy tôi cũng nghe các Thầy bên "Đại Thừa" dạy in hệt như vậy.

Thấy mọi người nói, bắt chước hùa theo. Nếu có nói càn, xin lượng thứ. Tất cả coi như "KHÔNG".

Nguyên Đạo
(1) - Nhìn cách khác, mỗi dân tộc đã thu tập những Đạo Lý trên vào suy tư , vào đời sống hàng ngày , vào phong tục tập quán của mình... Đạo Phật đã ảnh hưởng, thay đổi phong tục tập quán, tâm tư của từng dân tộc, nhưng ngược lại, các phong tục tập quán, tư tưởng sẵn có của từng dân tộc cũng có xu hướng "diễn dịch lại" những nguyên lý cơ bản của Đạo Phật. Tại nơi nào phong tục tập quán, tư tưởng của địa phương quá mạnh, che mờ Đạo lý của nhà Phật, thì coi như Đạo Phật biến chất và từ từ biến mất tại nơi đó. Nơi nào, Đạo Phật không bị tư tưởng địa phương lấn áp, thì Đạo Phật sẽ tồn tại, dù mang một mầu sắc nào đó của địa phương đó.
Chính trong bối cảnh đó, từ lưu vực sông Hằng, đạo Phật đã được truyền bá đi khắp nơi, nhuốm mầu sắc địa phương của các nơi đặt chân tới. Các bộ phái, tông phái từ đó nẩy nở, Thượng Tọa Bộ, Nhất Thiết Hữu Bộ, Độc Tử Bộ, ... rồi Nguyên Thủy, Kim Cương Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Nhật Liên Tông... v.v...

[ Đầu trang ]

De :  Tuệ Minh Đức
Date :  Vendredi 15, Novembre 2002  2:32
Objet :  Thêm vài ý tản mát thô sơ

     Có lẻ tánh ba phải nên xem thư nào của anh chị cũng thấy có lý và thú vị . Đi từ bàn luận qua các baì thơ buì nguì ( có khi lãng mạn ? ), từ chân đế đến tục đế, từ kinh điển hay phân tách kỹ càng đến  sự nhận thức tất cả xấp xếp  tuần tự đó chỉ là tạm bợ, giả có đấở? giáo huấn ... đấở? rồi cảm nhận caí " Không " trong không gian và thời gian, tan theo  mây khoí, hay tan hợp như đàn chim bay lượn lúc hoàng hôn hay bầy cá tụ hợp dưới bể sâu 

Nếu xem các ý kiến anh chị vơí Tâm phân biệt, phân tách thì cảm thấy hơi hoang mang... Ngược lai. nếu chấp nhận các ý trên bổ túc lẩn nhau, tất chỉ là các khiá cạnh của caí tạm goi. ( thị danh ) là Không... thì ta hình dung " con voi " một  cách thiết thực hơn...

Lạ kỳ, có vaì từ ngữ đập vào tâm trí tôi :
dan diú ( của anh NP ) = caí Có không ngoaì caí Không, và caí Không không ngoaì caí Có ... phiền não / bồ đề ... thoạt  tưởng rằng nhị biên, nhưng lai. không phải hẳn vậy, bởi ta đi đến nhận thức 2 chỉ là1... không thể tách rời nhau được ( không gian / thơì gian... Tục / Chân... cảm xúc / không theo vọng... Từ Bi / Trí Huệ v v ) Tất cả các cập đối đaĩ, nếu Tâm ta chấp trụ vảo một bên ( biên kiến ), sẽ trở nên nhị biên thật sự , bằng không, nó chỉ là 1, như như, Tâm Cảnh nhất như ... giai đoạn đệ nhất xát na, vô phân biệt ( của chi. TDTN ), chủ / khách hay trâu trắng và gả chăn đều mất biến ... 

Và Đoạn của anh ND :  Tất cả những đạo lý này quấn quyện vào nhau, không thể tách rời, nói một là nói tới tất cả. Nói "Khổ" là nói tới Vô  thường, Vô ngã, nhân duyên... mà nói tới Vô ngã là nói tới Vô thường, Khổ, Niết Bàn. 

     Chạy theo phân biệt ngoại cảnh là mất bản chơn tâm Muốn sống vơí tự tánh, phải lià thanh sắc bên ngoài mà phản chiếu bên trong Có quên các bóng phản chiếu của trần cảnh trong gương, " tấm gương không ảnh" mơí có dịp hiển lộ Nhận thức ( trực giác hay quán chiếu ) ro? Tánh Không cũng là do Tâm ta có chấp hay không trụ  Nhớ mang máng  Nhị Tổ Huệ Khả sau khi lảnh hội pháp an tâm của Tổ Bồ Đề Dạt Ma, đã giác ngộ và lên trình "  từđây, con sẽ sạch trừ các duyên ", Tổ Bồ Đề bao? = " Coi chừng rơi vào đoạn diệt tức Không Ngơ". Và Tổ Huệ Khả trả lơì : " Đã hằng thấy thì làm sao con rơi vào được !"

     Xong cũng không nên chấắp chặc vào Caí Không, mà rơi vào biên kiến, và trở nên tương đương vơí chấp Có Bơi? Đoạt Cảnh bất đoạt nhân, là phai? còn dẹp cảnh đấở? tâm được yên  Trong khi Đoạt nhân bất đọat cảnh, mơí không theo vọng tưởng, không chấp vaấỲ cảnh ... có lẻ thấy rõ bản Tâm ( và bản thể tánh Không ) thùthắng hơn lo dẹp bối cảnh bên ngoaì

     Lúc ấy, hết nhị biên, Tâm nhấắt như, không chấp Có mà cũng không chấp Không... cũng không cần vận dụng sức đỡ?  kềm Tâm... chớ nên sợ vọng tưởng dấy lên, màchi? sợ ta giác chậm ( Kinh Lăng Nghiêm ) ... và chỉ thấy rõ vọng  màch theo... tức Chơn không ngoaì Vọng mà có... dan diú ... thấy Vọng để đạt Chơn... Vọng / Chơn là từngữ, giả danh  tạm đặt nhị biên, chứ 2 là 1 đó, đúng theo Lý Đai. Thưấ  ...

     Muốn thực chứng chỉ thấy lúc ta buôn xã ... buôn thã sự vật mà cưú cánh là Tâm... nhớ lai. Ngủ Tổ Hoằng Nhẫn vác hèo gậy đuôi? theo ai ngồi toạ thiền, chỉ hiểu toạ thân mà lầm không toạ tâm  :-)

     Cám ơn anh chị thiện tri thức đã giúp soi sáng. Thi sĩ phật tử sẽ biên thơ thành kệ, như vua thiền sư Lý Thaí Tôn, vua  Tổ Trấăn Nhân Tôn hay bao nhiêu các vị thiền sư kkác ...

     Khuya rồi, chúc anh chị " mệt thì ngủ " an lành

     TMD

 


[ Đầu trang ]

De :  Nguyên Phước
Date :  Samedi 16, Novembre 2002  17:12
Thơ và tánh Không

Cảm ơn các anh chị đã chứng tỏ, qua các câu thơ hay tuyệt mà các anh chị đã sáng tác, rằng không có gì trái ngược giữa "thi sĩ " và "Phật tử ".
Thi ca chỉ là phương tiện để diễn đạt, qua vần điệu và hình ảnh đẹp, những tâm tư của mình.
Cái quan trọng là nội dung, là cái tâm tư đó.
Nó có thể bi thương hay hài hước, hùng tráng hay ung dung, trữ tình hay siêu thoát.
Bằng chứng là không thiếu gì bài thơ, bài phú, bài kệ của các thiền sư để lại, giúp cho hậu thế hiểu rõ hơn về đạo Phật.
Như vậy thì các bạn bênh NP này cũng phải, ND định quất cho tôi ba hèo thật là oan cho tôi quá !
Nhưng nghĩ cho cùng, ăn ba hèo có khi còn hơn ăn ba chén chè với sôi vò đấy nhỉ ?
TMD có nói tới chữ "dan díu ", thật ra phải đính chính là "đan díu ", theo tôi Vô thường và Vô ngã đan díu vào nhau, cũng như thời gian và không gian không thể nào tách rời nhau ra được, đại khái cũng không khác chữ "quấn quyện" vào nhau dùng bởi ND.

ND có nhắc tới câu 

"Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không".
Câu này thuộc một bài kệ của thiền sư Đạo Hạnh đời Lý, thuộc thế hệ thứ 12 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, nói để trả lời câu hỏi của một vị tăng : Thế nào là Phật tâm ?

"Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không."

(Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có, không : trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không).
Lúc đó, sư trụ trì ở chùa Thiên Phúc (cũng gọi là chùa Thầy) ở núi Phật Tích, tỉnh Hà Sơn Bình. (Theo cuốn "Thiền sư Việt Nam", HT TThanh Từ).

Trong cuốn "Việt Nam PG sử luận" của Nguyễn Lang có một đoạn viết về hai mức độ hiểu biết về tánh Không tôi thấy rất điển hình, xin chép lại để các bạn suy ngẫm (hay cảm nhận) :

"Thiền sư Huệ Sinh (mất năm 1063), thuộc thế hệ thứ 13 thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từng được phong tăng thống, trong một kệ trình vua Lý Thái Tông đã nói rõ về quan niệm siêu việt hữu vô của thực tại.

Một hôm vua Lý Thái Tông mời các cao tăng thọ trai; nhân dịp, vua xin mỗi người một bài thi kệ ngắn để tỏ bầy kiến giải về đạo Phật. Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì vua đã làm xong một bài kệ như sau :

"Bát Nhã chân vô tông,
Nhân không ngã diệc không.
Quá hiện vị lai Phật,
Pháp tính bản lai đồng."

(Bát Nhã vốn không tông,
Nhân không, ngã cũng không.
Ba đời các đức Phật,
Pháp tính vốn chung đồng.)
Bài kệ nói về bản tính không (sunyata) của nhân, của ngã, của tông Bát Nhã, và của tất cả các chư Phật trong hiện tại vị lai. Bài kệ có tính cách lặp lại những kiến thức thu luợm được trong kinh Bát Nhã.

Thiền sư Huệ Sinh liền trình vua bài kệ sau đây, trong đó ta thấy rõ tính cách siêu việt cả khônghữu :

"Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi không.
Nhược nhân tri thử pháp,
Chúng sinh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng Già nguyệt,
Không không độ hải chu.
Tri không không, giác hữu,
Tam muội nhậm thông chu."

(Pháp cũng như vô pháp,
Không hữu cũng không không.
Nếu đạt được lẽ ấy,
Chúng sinh với Phật đồng.
Trăng Lăng Già lặng chiếu,
Thuyền vượt biển trống không.
Không cũng không như có,
Định Tuệ chiếu vô cùng.)
Đây là một bài kệ thuộc loại siêu đẳng trong kho tàng văn học Phật giáo. Không những đứng về phương diện tư tưởng mà đứng về phương diện văn học, hình ảnh một chiếc thuyền trống không lặng lẽ vượt biển dưới ánh trăng tịch tĩnh của Lăng Già là một hình ảnh mầu nhiệm.

Thiền sư Huệ Sinh đã bắt đầu bằng quan niệm pháp (sự vật) phù hợp với tinh thần Bát Nhã : nếu pháp là một sự tập hợp của nhiều điều kiện và không có một bản chất hay tự tính trong bản thân nó, thì pháp ngang với vô pháp; và vì vậy những thuộc tính hữukhông không thể gán cho nó được (pháp cũng như vô pháp, không hữu cũng không không). Nếu đạt được chân lý đó - đạt bằng thực chứng mà không phải nắm bắt bằng khái niệm - thì sẽ không thấy có gì khác nhau giữa chúng sinh (người không giác ngộ) và Phật (người giác ngộ) nữa. Trong thế giới thực tại của chân lý ấy, mọi ngôn ngữ khái niệm đều không còn hiệu lực gì nữa, tất cả đều lặng yên dưới ánh sáng trầm lặng của mặt trăng Lăng Già, tượng trưng cho trí tuệ giác chiếu, một chiếc thuyền vượt biển, trong lòng thuyền tuyệt đối không mang theo ai, không mang theo gì. Ở đây Phật và chúng sinh là một, không có người mê, không có người ngộ, không có người cứu độ, không có người được cứu độ, không có ai qua bờ.

Hai câu cuối đối trị lại khuynh hướng chống đối giữa khônghữu, nhằm gỡ vua Lý Thái Tông ra khỏi sự bám víu vào khái niệm không mà vua đã học được trong Bát Nhã. Thiền sư nói : "Sau khi biết không cũng là không, thì mới thực sự biết có là gì (tri không không, giác hữu). Bởi vì nếu chấp vào không thì cũng hại như chấp vào ; nếu thoát khỏi không, biết không cũng không, thì sẽ không còn ràng buộc được ta nữa. Có như vậy thì công phu thiền định mới không bị kẹt (tam muội nhậm thông chu)."

Nếu các bạn đọc những giòng này mà cảm thấy nhức đầu mệt óc, thì có lẽ nên trở về bài kệ không thôi, với hình ảnh chiếc thuyền lặng lẽ lướt sóng dưới ánh trăng Lăng Già ...

Đầy thi vị ...

Thân mến,

NP

 

[ Đầu trang ]

De : Tuệ Minh Đức
Date : Lundi 18, Novembre 2002 14:38
Objet : Chữ " Không "  trong bài kinh Bát Nhã 
HT Thích Thanh Từ - 1999

Ti`m duo.c bai` gia?ng cu?a Tha^`y Thanh Từ  vê` chu+~ Kho^ng na(m 1999, xin go+i? dde^'n anh chi. dde^? bo^? tu'c 2 bai` cu?a 2 anh NP va` NS

Tha^n,
TMD

CHỮ "KHÔNG" TRONG BÀI KINH BÁT NHÃ?
Chùa Tam Bảo Hà Tiên - 1999.

Dề tài tôi nói hôm nay là chữ Không trong bài kinh Bát Nhã. Tất cả Tăng Ni cũng như Phật tử đến chùa thường đọc tụng thuộc lòng bài kinh Bát Nhã. Học kinh Bát Nhã mà không hiểu chữ Không của kinh Bát Nhã sẽ dẫn đến hiểu lầm, có thể đâm ra hoang mang. Tại sao vậy ? Bởi vì trong chùa thường nói câu "chẳng thà chấp có bằng núi Tu Di, chớ nên chấp không bằng hạt cải."

Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Ịó là tai họa lớn. Vì vậy người xưa hay nhắc nhở chúng ta đừng nên chấp không, thế mà trong Bát Nhã nói cái gì cũng không hết. Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v... Trong kinh nói không mà các vị tiền bối bảo đừng chấp không. Vậy hai chữ không đó khác nhau chỗ nào ? Ịây là điều tôi muốn giảng trạch cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nắm cho vững, để đường tu chúng ta không bị trở ngại lại còn có thể tiến nhanh hơn.

Muốn biết chữ Không trong kinh Bát Nhã hay cả hệ thống Bát Nhã, trước hết chúng ta phải nắm thật vững giáo lý nhân duyên. Người không nắm vững giáo lý nhân duyên thì không bao giờ hiểu được chữ Không trong kinh Bát Nhã. Chữ Không của Bát Nhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyên là chân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.

Trước hết chúng ta thử xem xét các pháp trên thế gian này có pháp nào không phải nhân duyên sanh hay không ? Như chúng ta nhìn thấy ngôi chùa, vậy ngôi chùa từ đâu mà thành ? Ai cũng biết đều do nhân công, thợ, thầy, gạch, cát, đá, xi măng v.v... hợp lại thành ngôi chùa. Chớ không bao giờ bỗng dưng nó tự thành, phải đủ nhân, đủ duyên hội hợp mới có. Nhân duyên thì không phải một thứ mà rất nhiều thứ tụ hợp lại thành sự vật. Cũng vậy, tất cả muôn sự muôn vật trên thế gian này có cái nào vượt ngoài vòng nhân duyên đâu.

Gần đây các nhà khoa học khi tìm hiểu đạo Phật, thấy rõ chủ trương các pháp do nhân duyên sinh của đạo Phật rất phù hợp với khoa học. Bởi vì khoa học là môn học phân tích sự vật, mà phân tích sự vật thì không vật nào tự nó có, tất cả đều do sự kết hợp nhiều thành phần mà có. Như vậy vật nào cũng không đơn độc một nhân một duyên có thể thành. Mà chúng rất phức tạp, do nhiều nhân nhiều duyên tụ lại. Chúng ta mới thấy cái nhìn của đức Phật hơn hai ngàn năm về trước rõ ràng, tường tận như thế nào.

Sự vật không tự có, không phải ngẫu nhiên có, cũng không do ai làm ra, chỉ khi nhân duyên tụ hội thì sự vật hiện có, thiếu duyên thì sự vật ly tán. Giáo lý Phật chỉ rõ cho chúng ta không còn mê lầm, nghĩ rằng sự vật do người nào hoặc ngẫu nhiên nó có. Từ cái nhà chúng ta nhìn tới cái bàn, cái ghế, vật nào không phải từ nhân duyên sinh ? Cây cối trước mắt chúng ta cũng là nhân duyên sinh, rồi đến con người có phải từ nhân duyên sinh không ? Nếu nói đơn giản là do tinh cha huyết mẹ kết tụ lại thành thân con người. Ngày nay với con mắt y học, người ta phân tích có bao nhiêu tỷ tế bào, phân ra từng loại rồi phối hợp lẫn nhau. Nhờ chúng phối hợp sinh hoạt, phát triển thì thân chúng ta còn sống, nếu chúng hư hoại thì thân này tan nát. Như vậy tất cả sự vật trên thế gian không có cái nào thoát ngoài lý nhân duyên.

Như xét cái đồng hồ, vật gì là chủ thể của nó? Chúng ta không thể nói cây kim là chủ thể, số là chủ thể. Bộ phận nào là chủ thể cũng không được, mà do đủ các bộ phận ráp lại thành cái đồng hồ. Như vậy duyên hợp thì nó có, nếu các bộ phận phân tán ra thì đồng hồ cũng không. Trước mắt chúng ta thấy có đồng hồ, nhưng thực thể cái đồng hồ có hay không ? Chỉ là duyên hợp tạm có chớ không thật, vì nó không có chủ thể. Bởi không có chủ thể nên đủ duyên nó còn, thiếu duyên nó mất, không có gì cố định hết. Như vậy làm sao nói đồng hồ là thật được. Ịã không thật thì cái gì là chủ thể của nó, chẳng qua duyên hợp tạm có, duyên hết hoàn không.

Trong kinh A Hàm đức Phật có dạy, người nào thấy được lý nhân duyên thì người đó thấy được pháp. Thấy được pháp tức là thấy đạo hay thấy Phật. Qua đó chúng ta thấy tầm quan trọng của lý nhân duyên như thế nào rồi. Cũng như vậy, con người do nhân duyên sinh nên không chủ thể, không cố định. Muôn vật trên thế gian này do nhân duyên sinh cũng không chủ thể, không cố định. Tuy không cố định, không chủ thể nhưng đồng hồ vẫn có, đủ duyên thì nó hiện tiền. Hiểu lý này rồi chúng ta mới bước qua bước thứ hai là chữ Không trong kinh Bát Nhã.

Chúng ta đừng lầm chữ Không trong kinh Bát Nhã là trống rỗng, không có gì hết. Không là đối với có. Nhưng chữ Không đây là ngay nơi sự vật hiện tiền mắt thấy, tay sờ mó được song chủ thể nó là không, không cố định. Như vậy dù mắt thấy, tay sờ mó được mà nói là Không, đó là không chủ thể, không cố định. Bát Nhã nói Không vì nó do nhân duyên sinh nên không chủ thể. Cho nên chữ Không trong kinh Bát Nhã còn gọi là tánh Không. Hệ thống Bát Nhã gọi đó là tự tánh Không. Tức là không có chủ thể, không tự tánh nhưng sự vật vẫn có giả tướng của nó khi đủ duyên tụ hội.

Con người chúng ta cũng do nhân duyên sinh, không có chủ thể, cố định. Vậy gọi ta được không ? Chỉ là cái ta tạm bợ, còn mất theo duyên, không có giá trị thật. Thế mà lâu nay chúng ta cứ lầm nhận ta là thật, sự vật là thật. Nhà Phật gọi lầm nhận đó là vô minh, là si mê. Người học Phật phải có trí tuệ sáng suốt, thấy đúng như thật. Những gì Phật dạy chúng ta quán sát, thấu suốt mới đem ra hướng dẫn chỉ dạy cho người khác, chớ không phải học hiểu suông mà thấy được lẽ thật.

Chúng ta thử nghiệm lại thân mình có phải là tạm bợ hay không ? Nếu thân chắc chắn chân thật thì không bao giờ hoại. Vì do duyên hợp nên thiếu duyên thì nó sanh ra bệnh tật rồi đi đến bại hoại. Ịó là lẽ thật, không còn gì nghi ngờ nữa. Vì vậy chữ Không của Bát Nhã là không có thực thể, chớ không phải không ngơ giữa có và không. Người ta cứ ngỡ cái bàn trước mắt là có, hư không trống rỗng là không. Ịó là cái có không của người đời, còn Không của Bát Nhã là không tự tánh, không tự tánh tức là không thực thể. Vì vậy đức Phật nói thân này vô ngã. Vì vô ngã nên không chủ thể, bởi không chủ thể nên tùy duyên mà thành, tùy duyên mà hoại, không phải lúc nào cũng nguyên vẹn. Ịó là ý nghĩa cụ thể của đạo Phật.

Chúng ta thấy rõ ý nghĩa của chữ Không rồi thì đối với sự vật hiện tiền mắt thấy, tay sờ mó được là thật có hay thật không ? Nói thật có hay thật không đều sai cả vì nó tạm bợ, chỉ có giả tướng hiện tiền. Như vậy phải nói sao ? Nói các pháp không thật có, do duyên sinh, chỉ tạm có nên nhà Phật gọi như huyễn, như hóa. Ịến đây tôi nhớ Thiền sư Từ Ịa.o Hạnh ở đời Lý có bài kệ:

Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không.

Tạm dịch:

Có thì muôn sự có
Không thì tất cả không
Có không trăng đáy nước
Ịừng mắc có không không.

Ngài Từ Ịa.o Hạnh diễn đạt hình ảnh cho chúng ta thấy rất linh động. Tất cả sự vật nếu nói có thì vật nào cũng có hết. Tại sao ? Vì trên giả tướng mắt thấy, tay sờ mó được. Còn nếu nói không thì tất cả đều không hết, vì chúng là duyên hợp không thật. Không thật nên nói là không. Như vậy nói có và không giống như mặt trăng dưới đáy nước. Ịêm rằm ta nhìn xuống hồ nước, thấy mặt trăng hiện dưới đáy nước. Mặt trăng ở đáy nước là thực có hay thực không ? Nếu thực có sao đưa tay vớt lên không được. Nếu thực không sao mắt chúng ta thấy rõ ràng. Nên gọi là có mà chỉ là cái bóng, chớ không phải không ngơ. Nhưng là bóng thì nó không thật.

Muôn sự vật ở thế gian này cũng như bóng trăng đáy nước, nhìn thấy như có nhưng rốt cuộc không thực thể. Cho nên có cũng như không, chỉ vì duyên hợp tạm có. Người ta cứ ngỡ rằng những gì mắt thấy tai nghe là thực có, nhưng không ngờ chúng là duyên hợp. Ịã là duyên hợp, chúng ta đừng lầm chấp nó thật thì sẽ không đau khổ. Ịây là chỗ khó của người học Phật. Nếu thấy được lý này thì chúng ta sẽ thấy đạo Phật hay đáo để.

Chúng ta tu khó khăn vì chúng ta thấy cái gì cũng thật nên dễ nhiễm, dễ kẹt. Nhiễm kẹt thì sự tu không tiến, còn thấy các pháp không thật thì chúng ta không có gì để chấp, mà không chấp thì đường tu hết sức dễ dàng. Cho nên si mê là động cơ chủ yếu đưa chúng ta đến chỗ sai lầm. Từ sai lầm đó khiến chúng ta không thấy lẽ thật, rồi bị chìm đắm trong sinh tử, kiếp này kiếp nọ không cùng. Tuy nhiên những thứ đó cũng là tướng duyên hợp không thật. Nhưng không khéo tu chúng ta sẽ không ra khỏi nó, chỗ này rất là quan trọng.

Tôi nhấn mạnh lại chữ Không trong kinh Bát Nhã tức là tánh không của các pháp. Từ con người cho tới muôn vật đều giả có, không có thực thể. Ịã là giả có mà chúng ta thấy thật thì đó là mê lầm, giả có mà nói không thì trái với lẽ thật. Vì vậy không thể khẳng định là không. Phải biết muôn sự muôn vật trước mắt chúng ta là tướng duyên hợp giả có.

Kinh Bát Nhã có câu : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Ịa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách". Nghĩa là, Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành sâu vào trí tuê. Bát Nhã, Ngài xem thấy tất cả sự vật, tất cả pháp hay nói gọn là con người gồm năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không có thực thể, không cố định. Khi thấy như vậy Ngài liền qua hết thảy khổ nạn.

Ngày nay chúng ta tụng kinh Bát Nhã từ lúc mới vào chùa cho tới năm sáu mươi tuổi, biết bao nhiêu biến ? Trăm ngàn biến mà khổ ách vẫn là khổ ách. Bởi vì tụng Bát Nhã thì tụng mà nhìn thấy thân năm uẩn thật. Nếu thấy thân năm uẩn duyên hợp hư dối thì có ai chửi thân năm uẩn này chúng ta thấy sao ? Thân năm uẩn đã không thật thì lời chửi có thật đâu. Chẳng qua cũng là tạm bợ hư giả thôi. Mình hư giả, người hư giả, lời nói hư giả, có gì mà khổ, có gì mà phiền. Cho tới tất cả những thiệt thòi, khổ sở khác, nếu xét kỹ chúng có thật không ? Cũng không thật. Như vậy có gì làm chúng ta khổ sở đâu ? Chỉ cần dùng trí tuê. Bát Nhã soi thấu muôn sự vật, soi thấu lại bản thân mình đều là duyên hợp hư giả. Thấy được như vậy thì khổ ách nào cũng qua hết.

Như vậy chúng ta chỉ cần tụng một câu đó cũng hết khổ rồi, đâu cần phải tụng nhiều. Chủ yếu là biết vận dụng lời Phật dạy vào việc tu của mình. Lời Phật dạy rất chí lý nhưng chúng ta cứ đọc thuộc lòng. Ịo.c lại cho Phật nghe phải không ? Chúng ta đọc kinh đúng ra là đọc cho mình nhớ và thực hành theo lời Phật dạy. Nhưng thường Phật tử cứ nghĩ rằng đọc như vậy có phước. Ịo.c hai lần phước nhiều hơn một chút. Do không biết lời Phật dạy để ứng dụng quán chiếu lại bản thân và mọi vật chung quanh, thấu triệt được lẽ thật của nó nên chúng ta cứ đọc cho Phật nghe hoài, còn mình thì không dính dáng gì hết. Phật nói chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách, chúng ta tụng hoài sao không qua được khổ ách ? Bởi vì có chiếu kiến đâu ! Chiếu kiến là soi sáng, mà chúng ta không chịu soi sáng thì làm sao thấu tỏ được. Ịó là lầm lẫn của chúng tạ

Ịức Phật dạy thân này được kết hợp từ năm uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn. Sắc uẩn là tứ đại đất nước gió lửa hợp lại. Thọ uẩn là những cảm giác của chúng ta như đang nóng có ngọn gió thổi qua nghe mát, cảm giác ấy gọi là thọ. Lưỡi chúng ta nếm một món ăn nghe ngọt, nghe đắng v.v... cảm giác ấy là thọ. Mắt chúng ta nhìn thấy người thấy vật, nhận ra đẹp xấu. Thân xúc chạm sanh thích hoặc chán v.v... Ịó là cảm giác của thọ. Sáu căn tiếp xúc sáu trần có cảm giác khổ vui, không khổ không vui. Ịó gọi là thọ. Tưởng uẩn là tâm mình tưởng tượng việc quá khứ vị lai. Hành là suy tư, những ý niệm nhẹ nhàng tế nhị. Có chỗ nói hành cũng là ý chí. YÙ chí vươn lên hay ý chí mạnh mẽ. Thức uẩn, phân biệt cái này tốt, cái kia xấu, cái này phải, cái kia quấy v.v...

Như vậy thân chúng ta có năm phần. Một phần thuộc về sắc chất, bốn phần kia thuộc về tinh thần. Có chỗ khác lại chia thân này do bốn thứ hợp lại là sắc. Sắc đó gồm bốn thứ đất nước gió lửa. Phần tinh thần bốn thứ: thọ, tưởng, hành, thức. Hai thứ cộng lại thành tám thứ đều nhau.

Tóm lại, thân này từ vật chất cho đến tinh thần đều do duyên hợp, không có gì cố định. Xưa Thiền sư Lương Giới, Tổ tông Tào Ịô.ng, lúc mới cạo tóc vào chùa, đọc kinh Bát Nhã, Ngài thấy kinh nói: "Vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp", Ngài bạch với thầy:

- Con có mắt tai mũi lưỡi thân ý, nhưng sao trong kinh nói không có. Nghĩa này thế nào ?

Vị thầy lắc đầu bảo Ngài đi tìm học chỗ khác, vì thầy giải nghĩa không nổi. Người học đạo thấy kinh nói sao là hay như vậy, không thắc mắc tìm hiểu nghĩa lý thì chúng ta không tiến bộ được. Ngài Lương Giới đọc kinh không hiểu liền sinh nghi nên Ngài phăng tìm cho ra. Sau này ngộ đạo Ngài mới thấy được lý chân thật của Phật dạy. Tất cả lời Phật dạy không có câu nào, lời nào là vô ý vô nghĩa, tất cả đều chỉ lẽ thật cho chúng ta. Nhưng vì trình độ thấp nên chúng ta không nắm vững thành ra cứ mê muội mãi.

Trong kinh Bát Nhã có đoạn: "Tướng không của các pháp không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt v.v..." cho tới không mắt tai mũi lưỡi thân ý, rồi không cả sắc thinh hương vị xúc pháp v.v... tất cả đều không. Như vậy tánh Không là thực thể không của các pháp. Trên phương diện không thực thể thì không có pháp gì có thật cả, nên nói không tất cả. Ngũ uẩn không, thập nhị xứ không, thập bát giới không v.v...

Tới đoạn sau "vô vô minh tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắcỮ. Nghĩa là tất cả pháp như năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới. Năm uẩn là chỉ thân này, mười hai xứ tức là sáu căn và sáu trần, mười tám giới là căn trần thức cộng lại là mười tám. Vậy thì thân này, tâm thức này và trần cảnh này trên tánh Không đều không có, không thực thể. Về thế tục đế, những thứ này không thật có.

Còn như pháp Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Ịế lẽ ra nhất định phải có. Vì Phật nói pháp Tứ Ịế là chân lý, không thể sai chạy, pháp nhân duyên cũng chân lý, không thể sai chạy được. Nhưng tại sao kinh Bát Nhã nói cũng không luôn, như vậy chúng ta tu cái gì ? Ịiểm này có nhiều người thắc mắc. Không khổ tập diệt đạo, không vô minh và không hết vô minh v.v... thì chúng ta tu làm sao đây ?

Tôi thường hay nhắc, pháp của Phật dạy là phương thuốc trị tâm bệnh của chúng sanh. Chúng sanh có bệnh gì Phật có thứ thuốc ấy. Vậy nếu bệnh không thật thì thuốc có thật không ? Thân ngũ uẩn này không thật tức là bệnh không thật. Thuốc là để trị bệnh, bệnh đã không thật thì thuốc làm gì có thật. Rõ ràng pháp của Phật dạy chỉ là phương tiện trị bệnh cho chúng sanh. Nếu chúng sanh hết bệnh thì thuốc cũng không dùng. Chúng sanh không thực thể thì thuốc cũng không thực thể.

Người đời thường nghĩ lời phàm tục không thật, còn lời Phật dạy là chân lý, là thật. Nhưng sự thật Phật chỉ tùy theo bệnh của chúng sanh mà dạy, giúp họ giải trừ được căn bệnh của mình, chớ ngôn ngữ ấy cũng không thật. Cho nên nói kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng hay chiếc bè đưa người qua sông v.v... Hiểu như vậy chúng ta mới không nghi. Tất cả pháp thế gian (tục đế) và pháp xuất thế gian (chân đế) đều không có thực thể, chỉ là giả tướng tạm bợ, đối bệnh cho thuốc thôi. Thấy rõ như vậy nên không chấp, sẽ đi tới chỗ cứu kính Niết Bàn, không còn mê lầm nữa.

Thấy được chữ Không của Bát Nhã rồi thì chúng ta dễ tu. Bởi vì chúng ta đang mắc bệnh chấp không. Nói tất cả pháp không có chủ thể liền chấp không ngơ. Nếu ai chấp không ngơ là lầm, bởi sự vật đang có giả tướng hiện tiền làm sao nói không được. Cho nên chúng ta phải hiểu rõ, Không là không chủ thể, không cố định, chớ lầm là không ngơ. Hiểu như vậy chúng ta sẽ không còn chấp nữa.

Tất cả sự vật đến với ta, ta không chấp thì dễ tu biết mấy. Mình có phải khổ sở để dẹp nóng giận, dẹp phiền não không ? Sở dĩ chúng ta phiền não, chúng ta nóng giận là vì chúng ta chấp nó thật. Nếu biết rõ nó không thật, chỉ tạm bợ do duyên hợp thì có gì mà chấp. Do không chấp nên thảnh thơi tự tại đi giữa cuộc đời mà chúng ta không dính mắc gì cả.

Như vậy Phật độ chúng ta hết khổ, hay chúng ta dùng trí tuệ thấy muôn sự vật xảy đến với mình không thật, liền vượt qua các khổ. Nỗi khổ không ai cứu ta được mà do ta nhận ra chân tướng của nó không thật thì có gì làm ta phiền hà, khổ sở nữa ! Thấy tường tận đạo lý thì không còn chấp. Nên nhớ chấp là gốc từ si mê, là nhân của đau khổ. Nhờ trí tuệ sáng không chấp nên đau khổ cũng không còn. Tụng một bài kinh Bát Nhã mà thấu triệt rồi thì chúng ta tự tại đi trong cuộc đời. Ịó là điều chắc chắn vậy.

Nhưng sẽ có người nói thế này, Phật dạy các pháp hư giả tạm bợ như kinh Kim Cang nói: "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh". Nếu mọi thứ đều tạm bợ huyễn hóa hết thì không cần làm gì nữa. Cuộc đời cứ thả trôi thì xã hội sẽ ra sao? Ịây là nghi vấn của nhiều người hiện nay. Thật ra người tu Phật phải có đủ hai mặt: Một là trí tuệ tức trí Bát Nhã, hai là từ bị

Chúng ta quán sát thấy rõ tánh các pháp là không, do duyên hợp tạm có, thấy tường tận như vậy là chúng ta có trí tuê. Bát Nhã. Nhưng giả sử cạnh ta có người đói khổ, chúng ta cũng bỏ mặc chỉ ngồi cười thôi, không làm gì hết, như vậy trở thành khô khan tiêu cực. Cho nên phải phát tâm từ bi. Phật dạy có trí tuệ mà không có từ bi là càn tuệ tức trí tuệ khô. Vì vậy trí tuệ phải có từ bi thì trí tuệ ấy mới tươi nhuần. Còn từ bi mà thiếu trí tuệ thì gọi là từ bi mù, nên chúng ta tu Phật phải có đủ từ bi và trí tuệ.

Bởi vì có trí tuệ rồi chẳng lẽ ngồi không, ai khổ mặc họ không cần biết đến ? Như vậy là ích kỷ, không có lợi ích gì cả. Cho nên người tu phải phát tâm từ bi, chúng sinh tuy hư giả nhưng lại không biết hư giả. Vì vậy họ khổ, chúng ta phải thương, phải cứu họ, làm cho họ hết khổ. Như vậy nhờ trí tuệ phá kiến chấp sai lầm, phá ngu muội tăm tối. Nhờ lòng từ bi thương người mê lầm, ta chỉ cho họ thấy được lẽ thật, không còn chấp, không còn đau khổ nữa. Ịó mới gọi là làm tròn bổn phận người tụ

Vì vậy trí tuệ và từ bi phải nhịp nhàng theo nhau. Người tu Phật dù bậc thượng hay bậc hạ cũng phải đồng thời huân tập hai phương diện đó. Phải có đầy đủ trí tuệ tức trí Bát Nhã và từ bi để độ chúng sanh. Không vi. Phật nào chỉ có trí tuệ mà thiếu từ bi. Hiểu như vậy chúng ta mới sẵn sàng lăn vào cuộc đời để cứu khổ, để đánh thức những người mê muội. Không nên nói thân giả, cảnh giả, khổ cũng không thật, có gì đâu lo. Thiên hạ đói cũng là chuyện giả thôi, có chi phải bận lòng rồi ngồi đó không làm gì hết.

Nên trong kinh Phật dạy phước và huệ, cả hai phải song hành như nhau, giống con chim có hai cánh. Chim muốn bay được phải đủ đôi cánh, nếu chích đi một cánh thì chim bay không được. Người tu cũng vậy, phải có trí tuệ để thấy tường tận lẽ thật của cuộc đời và có lòng từ bi để san sớt, chia xẻ những nỗi khổ của chúng sanh. Ịó mới là người tu Phật chân chính.

Mong tất cả quý vị nghe suy ngẫm và ứng dụng giáo pháp Phật dạy vào đời sống tu tập của mình. Nếu ứng dụng được sẽ thấy giá trị cao siêu của Phật pháp, bằng ngược lại chỉ hiểu suông, không thực hành gì cả thì không bao giờ thấy được sự mầu nhiệm của đạo Phật. Và như vậy chúng ta không xứng đáng gọi là đệ tử của đức Phật. Tất cả hãy ghi nhớ và cố gắng nỗ lực thực hành để có niềm vui chân thật ngay trong hiện đời.


[ Đầu trang ]

De : Nguyễn Đình Thi
Date : Mardi 19, Novembre 2002 6:37
Cuộc sống thường ngày và tánh Không

Các Anh Chị thân mến,

Cãm ơn nhiều về những bài viết về tánh Không cua? các anh NP, ND, TMD đã nhắc nhở cho tôi rằng tánh Không rất gần gũi với chúng ta trong đời sông hằng ngày.

...Hôm qua tôi về nhà rất khuya, trên bầu trời trăng sáng lung linh với muôn ngàn tinh tú.đang thoi thóp, tâm sự với nhau. Tôi bước vaò nhà bật đèn, ánh sáng loé lên rồi tắt ngấm . Tôi than thầm: " bóng đèn đứt bóng rồi !".

Tôi lặng lẻ thắp một nén nhang, ngồi trong bóng tôí thiền định nhìn ra ngoài trời. Tôi suy niệm và cảm nhận được thế nào là Nhân Duyên sinh thành, cái bóng đèn phát ra ánh sáng cần phả có một số điều kiện như chúng ta bật contact điện, dòng điện chạy qua bóng đèn ...mà nếu Nhân Duyên tới aò ạt quá thì củng như bóng đèn điện đứt bóng.

Điểm xuất phát khởi đầu là gi? : Chân Không , và chấm dứt bằng gì? Chân Không. Vậy giửa hai cái Không đó là gì?: là hai cực cua? bóng dèn diện. Nêú hội đủ điều kiện thì chân không trở thành thế giới hiện tượng, như diều kiện ở đây là tim đèn và dòng điện để phát ra ánh sáng. Nhờ cái Tôi hiện hửu nên mới có sự cảm nhận được tánh Không, thế giới hiện tượng chung quanh tôi. Khi cái tôi chấm dứt thì không còn gì hết. Vô Ngã và tánh Không là như vậy đó !. Tuyệy diệu thay !. Làm sao ta đạt được Tâm Bát Nhã trong cái Không cua? sự hiện hửu trong kiếp sống này. Tôi nhớ đến câu nói kỳ diệu cua? một Thiền Sư mà tôi không nhớ tên:

Thế giới này hiện hữu, nhưng... không có thật !

Thân kính, mong nhận được các bài viết khác cua? các anh chị.

NDT
 


[ Đầu trang ]
TÁNH KHÔNG

( SÚNYATÀ )

Thích Chơn Thiện

I. Khái quát

Trước khi đi vào tìm hiểu Tánh Không, tưởng cần đi vào một số nhận thức cơ bản về giáo lý Phật giáo để thấy rõ tính truyền thống, tính rốt ráo về sự thật, và tính tác dụng thiết thực của nó (Tánh Không), như :

- Sự giác ngộ tối hậu của Đức Phật.
- Sự giác ngộ vượt lên trên 62 Học thuyết đương thời của xứ Ấn.
- Mục đích nói Pháp của Đức Phật.
1. Sự thật tối hậu

- Tương Ưng Bộ Kinh II (Samyutta Nikàya, Vol. II., PTS, London...), phẩm Tương Ưng Nhân duyên xác nhận bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.

- Kinh Tương Ưng Nhân duyên, Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna, Khuddaka Nikàya, Vol. I., PTS, London,...), Kinh Đại Duyên (Dìgha Nikàya), Kinh Đại Bổn (Dìgha Nikàya) là các kinh giới thiệu rõ giáo lý Duyên Khởi.

- Trung Bộ Kinh I (Majjhima Nikàya, Vol.I, PTS, London,...), Tương Ưng Bộ Kinh III (Samyutta Nikàya, Vol.III, PTS, London,...) và Tiểu Bộ Kinh I (Khuddaka Nikàya, Vol I, PTS, London... ) ghi lời dạy của Thế Tôn rằng:"Ai thấy Duyên Khởøi là thấy pháp. Ai thấy pháp là thấy Phật ".

Thấy Phật quả là thấy sự thật tối hậu. Và Duyên Khởi tánh quả là Pháp tánh, Chân tánh, Không tánh, hay Phật tánh. Duyên Khởi tánh như vậy đồng nghĩa với Vô ngã tánh, Không tánh hay Trung đạo nghĩa.

2. Mục đích nói Pháp của Thế Tôn

- Bài pháp đầu tiên, Sơ chuyển Pháp luân, được Thế Tôn giảng tại vườn Nai, Baranàsi, nói về Khổ, nguyên nhân của Khổ, và con đường diệt Khổ. Thế Tôn, về sau đã nhiều lần xác định Ngài chỉ nói về Khổ và con đường dập tắt Khổ.

Đây là mục đích nói Pháp của Thế Tôn mà về sau chư Tổ, chư vị Luận sư trung thành với tinh thần nói Pháp nầy. Đại sư Long Thọ (Nagarjuna) cũng thế.

- Tương Ưng Bộ Kinh IV (Samyutta Nikàya, Vol IV, PTS, London,...) ghi lời dạy của Tôn giả Sàriputta, bậc Tướng quân Chánh pháp rằng :

" Những ai thuyết pháp để đoạn tận tham, những ai thuyết pháp để đoạn tận sân, những ai thuyết pháp để đoạn tận si, những vị ấy là những vị thuyết pháp ở đời.

... Những ai thực hành đoạn tận tham, thực hành đoạn tận sân, thực hành đoạn tận si, những vị ấy là những vị khéo thực hành ở đời ".

- Tăng Chi Bộ Kinh III (Anguttara Nikàya, Vol. III, PTS, London,...) ghi rằng Thế Tôn dạy các vị Tỷ kheo một phần của ngày dùng để học pháp, tụng pháp, tư duy về pháp, nói pháp, và một phần của ngày sống độc cư, chuyên tâm tịnh chỉ, thì như vậy có nghĩa là sống theo pháp. Thế Tôn đãø kết thúc lời dạy bằng lời giáo giới :

" Này các Tỷ kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Này các Tỷ kheo, hãy tu thiền, chớ có phóng dật. Chớ để về sau hối tiếc. Đây là lời giáo giới của Ta dành cho các ông ".

Mục đích của nói pháp rõ là nói về đoạn tận tham, sân, si, về pháp hành đoạn tận tham, sân, si.

3. Sự giác ngộ tối thắng của Thế Tôn

Kinh Phạm Võng, Trường Bộ Kinh I (Brahmajàlasuttam, Dìgha-Nikàya, Vol I, PTS, London,...) ghi lại sự kiện giác ngộ tối thắng của Thế Tôn rằng : Các đạo sư phi Phật giáo do chấp trước cảm thọ, chấp trước tri kiến của mình, nên không thể vượt qua được Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định ( không thể vượt qua 5 thủ uẩn ) để vào Diệt thọ tưởng định, nơi xuất khởi Chánh trí giải thoát. Đức Thế Tôn do vì thấy rõ cái vô thường, hư vọng của các cảm thọ và tri kiến, Ngài không chấp thủ chúng, do đó đi vào chứng đắc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bản kinh cho thấy rõ : tham ái và chấp thủ kiến là nhân tố ngăn che trí tuệ giải thoát cần được hiểu rõ và loại trừ.

4. Nghe pháp

Thính chúng nghe Thế Tôn thuyết giảng ở nhiều cấp độ Định,Tuệ khác nhau :

- Tôn giả Kiều Trần Như vừa nghe Thế Tôn nói tổng quát về Tứ đế liền đắc Pháp nhãn (thấy rõ sự thật của pháp, dù chưa có khả năng để an trú, thể nhập). Bốn ngày tiếp theo, nghe Ngũ uẩn và Vô ngã, thì tôn giả và bốn huynh đệ đồng tu đều đắc quả A-La-Hán ( dứt sinh tử khổ đau )

- Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputta) và Mục Kiền Liên (Moggallàna) vừa nghe bài kệ tóm tắt về Duyên Khởi liền đắc Pháp nhãn.

Sau đó, sau bốn tuần lễ vừa hầu quạt Thế Tôn vừa nghe pháp thì tôn giả Xá Lợi Phất đắc đại tuệ, Đại A-La-Hán, thấu suốt sự thật của pháp giới; tôn giả Mục Kiền Liên thì hành thiền định liên tục tám ngày, dưới sự hướng dẫn của Thế Tôn, mới đắc Đại A-La-Hán ( đệ nhị trí tuệ, đệ nhất thần thông ).

- Tôn giả Pukkusati, nghe Thế Tôn nói Kinh Lục Xứ - trong tư cách người đi đường cùng trú mưa - trong căn lều trú mưa, liền đắc quả Thánh A-Na-Hàm ( Bất Lai )

Có nhiều thành quả nghe pháp xẩy ra khác nhau: có trường hợp có thể liễu ngộ ngay thực thướng, tiêu sạch các lậu hoặc; có trường hợp ngay khi nghe liền bừng ngộ thực tướng, nhưng tâm thức còn vướng các lậu hoặc cần có thời gian tu tập, để đoạn trừ ; có trường hợp sau khi nghe thì khởi hoan hỷ, tín tâm, và cần một thời gian dài tu tập để phát triển Văn huệ, Tư huệ và Tu huệ. Như thế, không thể quả quyết rằng chỉ nghe pháp thôi thì không thể liễu hội, ngộ nhập Không Tánh (Súnyatà) hay Vô ngã tánh của vạn hữu. Cũng không thể quả quyết rằng chỉ cần nghe pháp và trầm tư về pháp là có thể ngộ nhập Không Tánh. Vấn đề còn tùy thuộc vào căn cơ, khả năng Định, Tuệ và thiên hướng tâm lý của người nghe ( có người thuộc Tín căn; có người thuộc Định căn; có người thuộc Tuệ căn ...) Với việc nghe giảng về Trung Luận và các Luận khác cũng thế.

II. Khái niệm về Không Tánh ( Tánh Không )

Trung Quán Luận, phẩm XXIV, đoạn 18 viết :

" Chúng nhân duyên sanh pháp
Ngã thuyết tức thị Không.
Diệc vi thị giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa "

( Pháp do các nhân duyên sinh
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo )

Các hiện hữu là do các nhân duyên phối hợp mà khởi sinh, chúng không tự có.Vì thế các hiện hữu không thực có tự ngã, tự tính. Nói khác đi, cái gọi là ngã tướng, ngã tính của các hiện hữu là trống rỗng ( empty ), không thực hữu. Đại luận sư Long Thọ (Nagarjuna) gọi nó là Không, là Tánh Không (Súnyatà). Cũng gọi nó là Giả danh (chỉ là tên gọi - mere name); cũng là nghĩa Trung đạo (Duyên sinh)

Luận sư lại viết ở đoạn 40, phẩm XXIV, Trung Quán Luận rằng :

" Thị cố kinh trung thuyết
Nhược kiến nhân duyên pháp
Tắt vi năng kiến Phật
Kiến Khổ, Tập, Diệt, Đạo "

( Thế nên trong kinh nói
Nếu thấy pháp nhân duyên
Thì có thể thấy Phật
Và thấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo)

Như thế, Không Tánh của Trung Quán Luận đồng nghĩa với Pháp tánh (Dharmatà-Dhammatà) và với Phật tánh, Chân như tánh (Buddhatà), Duyên khởi tánh (Paticcasamupadatà).

Tánh Không ấy, do vậy, ở ngoài tất cả ngã tính như thường, đoạn; sinh, diệt; khứ, lai; nhất, dị; tốt, xấu; toàn, bất toàn; v.v... như hai bài kệ đầu của Trung Quán Luận đã nói :

1. " Bất sanh diệc bất diệt,
Bất thường diệc bất đoạn,
Bất nhất diệc bất dị,
Bất lai diệc bất xuất "

2. " Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hý luận
Ngã khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất "

( Không sanh cũng không diệt,
Không thường cũng không đoạn,
Không đồng nhất cũng không dị biệt,
Không đến cũng không đi.

Nói rõ thuyết nhân duyên ấy,
Khéo dập tắt các hý luận.
Con cúi đầu lễ Phật
Bậc thuyết giảng đệ nhất trong các bậc thuyết giảng )

Tánh Không, tương tự Chân Như, Niết Bàn, ở ngoài thế giới khái niệm của ngã tính. Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập (Penetration).

III. Về ngã tính, ngã tướng, ngã tưởng

Kinh Kim Cương Bát Nhã giới thiệu pháp hành cho các vị Bồ Tát (Bodhisattvà) đoạn trừ chấp thủ (upàdàna), dập tắt các ngã tưởng: ngã tưởng, nhân tưởng, chúng sinh tưởng, thọ giả tưởng, pháp tưởng, phi pháp tưởng, tưởng và phi tưởng. Dập tắt các ngã tưởng để thể nhận sự thật vô ngã của thực tại, để thể nhập thực tại như kinh đã viết :

" Nhược thông đạt vô ngã pháp giả, tức danh Đại Bồ Tát "

( Nếu thông rõ thực tại là vô ngã thì gọi là Đại Bồ Tát, vị đạt được trí tuệ ba-la-mật )

Chính ngã tưởng là nhân tố ngăn che thực tại như thực. Nó đang chế ngự tư duy ngã tính của con người, giam hảm tâm thức con người vào vòng sinh diệt của sầu, bi, khổ, ưu, não.

Aristote, một đại triết gia Hy Lạp, đã nêu ra ba nguyên lý cơ bản của tư duy, mà nếu muốn bác bỏ chúng thì tư duy cũng phải vận hành trên chúng. Đó là :

1. Nguyên lý Đồng nhất (Principle of Identity): Một vật được gọi là A, thì mãi mãi phải là A thì tư duy mới hoạt động được ( ký hiệu A = A)

2. Nguyên lý phi mâu thuẫn ( Principle of non contradiction ): Một vật là A hay B, mà không được khi thì gọi là A, khi thì gọi là B.

3. Nguyên lý Triệt tam ( Principle of Excluded Middle) : Một vật là A hoặc B, mà không được vừa A, vừa B.

( Spaulding, The New Rationalism, New York, Henry Holt & Company, 1918, p. 106-107 )

Chỉ trên ba nguyên lý đó thì tư duy mới có thể vận hành, con người mới có thể trao đổi, truyền đạt ý tưởng, kiến thức.

Ba nguyên lý ấy hàm ngụ rằng mỗi hiện hữu phải có ngã tính cố định, và thế giới của tư duy là thế giới đứng im bất động - tư duy đã ngưng hẳn sự vận hành của thế giới - , giữa khi thực tại thì trôi chảy không ngừng. Thế giới trôi chảy có nghĩa là A  A ( hay A  A ). Điều nầy nêu rõ rằng tư duy về thực tại thì hoàn toàn xa lạ với thực tại.

Chính tư duy hàm ẩn ngã tính ấy đã mở ra các dòng văn hoá, các giá trị của ước lệ (convention), kéo theo các phản ứng tâm lý của con người (tham, sân, si, ưa ghét, thù hận, v.v...) tạo thành cuộc sống với các giá trị ảo đầy bóng tối và khổ đau.

Luận sư Long Thọ xiển dương Tánh Không là nhằm đánh thức con người đi ra khỏi thế giới của tư duy của các ngã tính, ngã tướng ảo ấy. Đi ra khỏi thế giới ấy là đi ra khỏi tham, sân, si, sầu, bi, khổ, ưu, não. Tùy theo căn tánh định, tuệ khác nhau mà người học và nghe về Tánh Không có thể trực ngộ, trực nhập, hoặc thức tỉnh đi vào các công phu hành Giới, Định, Tuệ và Tứ vô lượng tâm hầu có thể trực ngộ, trực nhập Tánh Không về sau.

IV. Tánh Không và kinh ngắn Không Tánh 
( Cùlasunnata - Suttam, Majjhima Nikàya, Vol. III )

Kinh ngắn Không Tánh, Trung Bộ Kinh III, giới thiệu " như thế nào là an trú Không "

Thế Tôn dạy các đối tượng an trú của vị Tỷ Kheo thực hiện an trú Không Tánh là các tưởng về Thôn, Rừng, Địa đại, Tứ Không định và Vô tướng tâm định. Khi an trú ở một đối tượng tưởng nào thì vị Tỷ kheo nhất niệm an trú (với tâm thức ở Tứ Sắc định) và nhất niệm giác tỉnh về sự thật Duyên Khởi của đối tượng (thấy rõ "cái này có, cái kia có "). Với an trú ấy, thì đối tượng đối với vị Tỷ kheo là thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, Không Tánh. Đây là đối tượng an trú mà Phật và các bậc Thánh sau khi đã hoàn toàn giải thoát vẫn tiếp tục an trú, gọi là Phật trú, Thánh trú, hay Phạm trú.

Cho đến khi đối tượng an trú là " vô tướng tâm định " (hay gọi là tác ý Vô ngã trong tất cả tướng) mà hành giả thức tỉnh rằng "Vô tướng tâm định" cũng là hữu vi, vô thường và tâm rời khỏi dục lậu (ham muốn cõi Dục), hữu lậu (ham muốn cõi Sắc), và vô minh lậu (ham muốn cõi Vô sắc) thì vị Tỷ kheo thực sự giải thoát khỏi sinh tử, khổ đau.

Như thế, có hai yếu tố tâm thức quyết định hành giả sẽ an trú vững vào Không Tánh là :

- Hành giả có khả năng thiền định ở Tứ Sắc định (nghĩa là xả, và nhất tâm bất loạn)

- Giác tỉnh về sự thật Duyên Khởi của đối tượng an trú.

An trú Không Tánh như vậy là an trú thật tánh, tâm thức sạch hết các phiền não, lậu hoặc. An trú ấy cũng được gọi là thể nhập Không Tánh.

V. Kết luận

Tánh Không như vừa được trình bày ở trên là Pháp tánh Duyên Khởi tánh. Mức độ liễu hội Tánh Không tùy thuộc vào cấp độ Định, Tuệ của hành giả thuộc hàng phàm phu, Hữu học hay Vô học. Với cấp độ phàm phu, tâm thức còn bị ràng buộc bởi Dục giới tâm (thiện,ác của Dục giới), nặng tập khí chấp ngã, thì rất khó liễu hội Tánh Không. Với hàng Thánh Hữu học, hành giả dù đã thể nhận rõ Tánh Không, nhưng chưa đủû khả năng thể nhập. Với hàng Thánh Vô học, do lậu hoặc đã được sạch trừ, nên hành giả còn điều kiện thể nhập Tánh Không.

Với ai chưa thể nhập Tánh Không, thì cần tu thiền chỉ và Thiền quán (Samatha và Vipassana) đi qua ba cấp độ tu tập :

1. Loại trừ các tâm lý cấu uế, sản phẩm của Ngũ cái (trạo cử, hôn trầm, dục, sân, nghi)

2. Hành Tứ Niệm Xứ để vào Tứ sắc định.

3. Hành thiền quán Duyên sinh - Vô ngã từ tâm lý ở Tứ sắc định cho đến khi tâm thức lìa khỏi Dục lậu, Hữu lậu và Vô minh lậu.

Cho đến đây, ta thấy công phu hành Thiền để an trú, hay thể nhập, Tánh Không thực sự dung thông ở giáo lý của Thượng tọa bộ (Theravada) và Đại thừa (Mahàyana, hay Phật Giáo Phát Triển). Tiểu thừa (hoặc Nguyên Thủy) hay Đại thừa là ở khả năng thực hiện Định, Tuệ mà không thuộc phần giáo lý. Tánh Không là sự thật của vạn hữu, và sự thật chỉ có một (không có hai), là nơi đến vắng mặt hết mọi phiền não, khổ đau.

Tỷ kheo Thích Chơn Thiện
[ Đầu trang ]
Đọc thêm

[ Trở về ]